Đưa phương pháp Socrates vào giảng dạy tại lớp học như thế nào cho hợp lý? 

Nguồn: Stanford University, ngày đăng: 22/5/2003

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Uyên – Biên tập: Phan Trà Khúc

Giáo sư Khoa học Chính trị Rob Reich, người nhận Giải thưởng Walter J. Gores năm 2001 về Giảng dạy Xuất sắc, đã có bài nói chuyện vào ngày 22 tháng 5 năm 2003 trong khuôn khổ loạt bài giảng về giảng dạy của Giáo viên đoạt Giải thưởng thuộc Trung tâm Giảng dạy và Học tập. Trong bài nói chuyện của mình, Giáo sư Reich đã thảo luận về phương pháp dạy học Socrates – một phương pháp vốn phải đối mặt với nhiều chỉ trích trong những thập kỷ gần đây nhưng đồng thời, cũng được thừa nhận như là nền tảng của truyền thống giáo dục phương Tây. Giáo sư Reich khuyến khích người nghe sử dụng phương pháp kiểu Socrates một cách sáng tạo như một khung sườn phù hợp để gắn kết sinh viên với quá trình tư duy phản biện.

Sau phần giới thiệu ngắn gọn về định nghĩa phương pháp Socrates, Reich đã chia nhỏ phương pháp này thành các thành phần cụ thể, sau đó đưa ra các mẹo về việc làm thế nào để áp dụng nó trong lớp học. Ông cũng đưa ra một mô hình tuyệt vời trong việc ứng dụng phương pháp Socrates vào thực tế.

Nguồn: Internet

Phương pháp Socrates là gì?

Đặt câu hỏi kiểu Socrates không phải là một phương pháp mang nghĩa “dạy” theo cách thông thường mà mọi người vẫn nghĩ. Người dẫn dắt cuộc trao đổi kiểu Socrates không phải là người cung cấp kiến ​​thức, họ cũng không phải là người bổ sung kiến thức cho những người học với  tâm trí thụ động với kiến thức được lũy qua nhiều năm học. Giáo viên kiểu Socrates không phải là “một nhà hiền triết đứng trên sân khấu.” (the sage on the stage). Đối với phương pháp Socrates, sẽ không có bài giảng, không cần học thuộc lòng và đồng thời, giáo viên kiểu Socrates cũng sẽ không phải là “người hướng dẫn ở sát bên”/ “cầm tay chỉ việc” cho người học. 

Khi áp dụng phương pháp Socrates, trải nghiệm của lớp học sẽ trở thành một buổi đối thoại chia sẻ giữa giáo viên và sinh viên, trong đó cả hai đều có trách nhiệm thúc đẩy cuộc đối thoại thông qua việc đặt câu hỏi. “Giáo viên” hoặc người dẫn dắt cuộc đối thoại, sẽ đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học bộc lộ những hệ giá trị và niềm tin đang định hình và bổ trợ đằng sau suy nghĩ và tuyên bố của họ.  Bên cạnh đó, sinh viên sẽ đặt câu hỏi cho cả giáo viên và những người tham gia khác. Quá trình đặt câu hỏi sẽ diễn ra một cách đầy tính tương tác và giáo viên sẽ vừa tham gia tương tác như một thành viên, vừa đóng vai trò như một một người chỉ dẫn cuộc thảo luận. Hơn thế, buổi thảo luận thường có kết thúc mở, sẽ không những luận điểm được ấn định trước hay có điểm dừng khi áp dụng phương pháp này. Những người áp dụng phương pháp Socrates sẽ không sử dụng slide PowerPoint. Người dạy sẽ không xây dựng ra kế hoạch bài giảng trước, mà để các cuộc thảo luận tự diễn ra.

Các thành phần thiết yếu của phương pháp Socrates

1. Phương pháp Socrates sử dụng các câu hỏi để xem xét các hệ giá trị, nguyên tắc và niềm tin của sinh viên.

Thông qua việc đặt câu hỏi, những người tham gia, đầu tiên, sẽ cố gắng để xác định và sau đó là bảo vệ quan điểm đạo đức của họ về thế giới quan của bản thân. Phương pháp Đặt câu hỏi kiểu Socrates không phải là thuật lại sự kiện, hoặc chất vấn về tính logic mà là yêu cầu những người tham gia hiểu về bản thân, suy nghĩ, hành động và niềm tin của họ. Đặt câu hỏi kiểu Socrates nhằm mục đích tiết lộ các động cơ và giả định mà sinh viên đang sử dụng dẫn dắt cuộc sống của mình, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu được động cơ và giả định ấy. Do đó, những người thực hành phương pháp Socrates không chỉ muốn sinh viên nắm được kiến thức mà họ còn muốn tập trung nhiều hơn vào khai thác những gì mà sinh viên nghĩ về kiến thức đó thay vì rập khuôn theo cách mà người khác nghĩ! Trong phương pháp học này, sinh viên không cần trích dẫn từ những người có tên tuổi.

2. Phương pháp Socrates tập trung vào giáo dục đạo đức và cách người ta phải sống cũng như lối sống của họ

Câu hỏi kiểu Socrates nhất thiết phải mang tính cá nhân. Có nghĩa là, thay vì đưa ra các lập luận hoặc đặt câu hỏi để thuyết phục người khác, thì tất cả các câu hỏi  trong phương pháp Socrates đều hướng đến/ tập trung vào những người tham gia cuộc thảo luận. Các cuộc thảo luận không xoay quanh việc người ta nghĩ gì hay nói về những việc xảy ra xung quanh mà là những người tham gia cuộc thảo luận nghĩ gì hoặc nói gì về thế giới. Mục tiêu không phải là để xem xét các mệnh đề không mang tính cá nhân, mà là để thăm dò các giá trị và niềm tin cơ bản của mỗi người.

Vì bản chất của phương pháp Socrates là về niềm tin và hệ  giá trị của những người tham gia, khi niềm tin hoặc những giá trị đó bị thách thức hoặc bị bác/ chối bỏ thì không khác gì sự gắn kết/ kết nối trong cuộc sống của những người đó bị đe dọa. Như Socrates thường nói trong các cuộc đối thoại của Plato, ông chủ yếu quan tâm đến việc một người phải sống như thế nào. Trong cuốn Gorgias của Plato, Socrates nói, “Đừng coi những gì tôi nói như thể tôi chỉ đang chơi đùa/ Tôi không nói chơi. Chủ đề nào mà một người có trí thông minh/ đầu óc một tí nên suy nghĩ nghiêm túc? – Đó chính là chúng ta nên chọn cách sống như thế nào… “

3. Phương pháp Socrates đòi hỏi một môi trường lớp học được đặc trưng bởi “sự không thoải mái nhưng mang lại hiệu quả”.

Những cuộc đối thoại hay nhất theo phương pháp Socrates, đều tồn tại và mang lại sự căng thẳng thực sự giữa những người đối thoại.  Hoặc là bạn bắt người khác trả lời câu hỏi, hoặc là người ta sẽ bắt bạn trả lời câu hỏi.

4. Phương pháp Socrates thường được áp dụng  để thể hiện tính phức tạp, khó khăn và không chắc chắn của thế giới xung quanh hơn là trình bày các kiến thức về thế giới.

Bertrand Russell từng viết, “Trong triết học, khó khăn nhất chính là nhận ra vấn đề . Nếu bạn nói với một người chưa qua đào tạo về triết học,” Làm sao bạn biết tôi có hai mắt? ” anh ấy hoặc cô ấy sẽ trả lời, “Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn! Tôi nhìn là thấy bạn có hai mắt rồi.” Trong phương pháp Socrates, khi cuộc thảo luận kết thúc, Không phải là chúng ta sẽ đi đến bất cứ kết luận gì hoàn toàn khác với kết luận phi triết học trên. Điều sẽ xảy ra  là chúng ta sẽ thấy những điều phức tạp cho những vấn đề vốn dĩ chúng ta nghĩ rằng đơn giản, và chúng ta sẽ nhận thức được sự không chắc chắn bao quanh những vấn đề mà trước đó chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ gì, rằng chúng ta sẽ thấy sự nghi ngờ của chúng ta thường xuyên có lý hơn chúng ta nghĩ, và chúng ta nhận ra rằng ngay cả những tiền đề hợp lý nhất cũng có thể dẫn đến những kết luận không thể tin được. Kết quả thực sự là thay thế sự lưỡng lự rõ ràng bằng sự chắc chắn mơ hồ.

Giáo sư kiểu Socrates

Trong phương pháp Socrates, Giáo sư kiểu Socrates không phải là đối thủ trong cuộc tranh luận, cũng không phải là người phản biện theo kiểu: “Nếu bạn khẳng định điều đó, tôi sẽ phủ nhận điều đó. Nếu bạn phủ nhận điều đó, tôi khẳng định điều đó.” Điều này đôi khi xảy ra, nhưng không phải là nguyên tắc của phương pháp sư phạm này.

Giáo sư kiểu Socrates không có tất cả kiến ​​thức hay câu trả lời, ông ấy hay bà ấy cũng không “chỉ kiểm tra” sinh viên mà sẽ là người tham gia đối thoại, và phải luôn cởi mở để học hỏi điều gì đó từ chính bản thân mình. Xuất phát từ điều này, Giáo sư kiểu Socrates không tìm kiếm sự cố tình xác nhận thẩm quyền của mình, họ cũng không cố tỏ ra xa cách, lạnh lùng, thay vào đó, Giáo sư kiểu Socrates luôn biết tên sinh viên của mình và các sinh viên biết tên của nhau.

Giáo sư kiểu Socrates hướng tới “sự không thoải mái nhưng mang lại hiệu quả”, chứ không phải là sự hoảng sợ và đe dọa. Mục đích không phải là để sinh viên sợ mà chuẩn bị cho lớp học; mà là sợ khi họ không thể giải thích rõ ràng các giá trị định hướng cuộc sống của họ, hoặc khi họ không suy ngẫm về các giá trị và niềm tin của mình. 

Phương thức sử dụng phương pháp Socrates

1. Đặt ra các nguyên tắc hội thoại:

  • Nhớ tên sinh viên và cho sinh viên nhớ tên của nhau.
  • Giải thích rằng việc tham gia hội thoại đòi hỏi sự lắng nghe và tích cực tham gia và cuộc hội thoại sẽ không hiệu quả nếu người tham gia chỉ đưa ra một nhận xét duy nhất và sau đó im lặng trong suốt thời gian còn lại.
  • Nhấn mạnh rằng sinh viên nên tập trung nhận xét của mình vào các khái niệm hoặc nguyên tắc, chứ không chỉ thuật lại câu chuyện.

2. Đặt câu hỏi và cảm thấy thoải mái với sự im lặng. Sự im lặng là điều cần thiết. Hãy sẵn sàng chờ đợi phản hồi của học viên. Không cần phải lấp đầy khoảng trống của buổi đối thoại; im lặng tạo ra một sự căng thẳng hữu ích. Sử dụng quy tắc “chờ mười giây” trước khi bạn cố gắng diễn đạt lại các câu hỏi của mình!

3. Tìm cách tạo ra “sự không thoải mái nhưng mang lại hiệu quả “. Có thể gọi ngẫu nhiên, nhưng hãy làm dịu nó bằng cách làm việc nhóm nhỏ để sinh viên có thể nói chuyện với người bên cạnh mình.

4. Trên hết, hãy tiếp tục đặt câu hỏi để đào sâu vấn đề! Yêu cầu sinh viên phải tự giải trình chứ không phải chỉ đọc lại các bài đọc và bài giảng.

5. Luôn cởi mở để học một cái gì đó mới. Đừng trở thành một nhà hiền triết trên sân khấu, hay một người hướng dẫn ở bên cạnh. Hãy sẵn sàng nói, “Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó.”

6. Hoan nghênh “ý tưởng điên rồ” giúp đưa ra cách nhìn mới về chủ đề, nhưng không khuyến khích những ý tưởng không nghiêm túc.

7. Những can thiệp ngắn gọn và súc tích từ giáo sư được hoan nghênh. Không nên có bài phát biểu hoặc bài giảng dài nào ở đây.

8. Tạo không gian  tương tác trong lớp học. Một lớp học có bàn ghế cố định thì sẽ không tiện để thực hành phương pháp này. 

9. Cuối cùng, đừng ngại quy mô lớp học to hay nhỏ! Tất cả những điều này đều có thể thực hiện được ngay cả trong các lớp học lớn. Phương pháp Socrates có thể thực hiện được trong một lớp lớn tới 70 sinh viên, chỉ cần chia nhỏ thành nhiều nhóm hơn.

Vào cuối buổi nói chuyện của mình, Giáo sư Reich đã đưa ra một ví dụ về một bài tập trong phương pháp Socrates, trong đó ông đặt ra một tình huống lưỡng nan về đạo đức cho khán giả của mình (bạn là người điều khiển một đoàn tàu bị mất phanh và bạn phải đưa ra lựa chọn: Giết năm công nhân trên đường ray của một tuyến đường thay thế, hoặc có nguy cơ giết tất cả 300 hành khách trên tàu) và yêu cầu họ đưa ra lý lẽ về việc nên làm. Sau đó, giáo sư nương theo từng gợi ý một cách đầy khiêu khích, thúc đẩy mỗi người lên tiếng để bảo vệ và nêu rõ lý do và giá trị làm cơ sở cho quyết định của họ (có phải tốt hơn là cứu nhiều người so với số ít?), Và sau đó áp dụng lý do của họ vào các tình huống lưỡng nan về đạo đức khác để kết luận của họ không thể bị phản bác lại.

Trong mỗi vòng câu hỏi, Giáo sư Reich cố gắng tập trung vào việc phá vỡ các giả định của người được hỏi để “xây dựng lại sự thật ” – đây chính xác là nhiệm vụ của giáo sư kiểu Socrates trong lớp học. Khi được hỏi liệu ông ấy có bao giờ khẳng định quan điểm của mình trong lớp học hay không, Giáo sư Reich trả lời rằng, ông ấy thường đợi cho đến khi cuộc thảo luận bắt đầu tự diễn ra và thậm chí sau đó ông ấy có thể tham gia vào một chút “giả sư phạm” (pedagogical deception) (đưa ra các quan điểm có thể khác với điều ông ấy đang nghĩ) để thúc đẩy sinh viên tự kiểm tra lại các giả định của mình.

Mặc dù mô hình của phương pháp Socrates của Reich không hoàn toàn dựa trên phương pháp của Socrates trong các cuộc đối thoại của Plato, nhưng vẫn hay bị nhầm với phương pháp Socrates. Thay vào đó,cũng giống như Reich và những người khác dẫn dắt buổi thảo luận, phương pháp Socrates là một phương pháp học năng động giúp sinh viên học về tư duy phản biện.

Tham khảo:

Gregory Vlastos, ed., The Philosophy of Socrates, Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1971.

Gregory Vlastos, Socratic Studies, Cambridge: Cambridge University Press, 1995.

David Hansen, “Was Socrates a ‘Socratic Teacher?'” Educational

Leave a comment