Hơn 3 triệu người đã tham gia khóa học hạnh phúc. Đây là những gì được học

Nguồn: The New York Times, đăng ngày 13/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Phi Giao – Biên tập: Phan Trà Khúc

Tác giả: Molly Oswaks

Lớp học hạnh phúc của trường Đại học Yale, tên chính thức là Psyc 157: Tâm lý và Cuộc sống Tốt đẹp (Psyc 157: Psychology and the Good life), là một trong những lớp học nổi tiếng của trường đại học có bề dày lịch sử 320 năm.

Trong học kỳ mùa Xuân năm 2018, lớp học từng được dạy trực tiếp một lần với 1.200 người trong không gian lớn nhất của trường.

Tháng 3 năm đó, một khóa học 10 tuần được cung cấp miễn phí cho cộng đồng trên Coursera có chủ đề “Khoa học về Sức khỏe” (the Science of Well-Being), ngay lập tức nổi tiếng và thu hút hàng trăm nghìn người học trực tuyến. Tròn 2 năm sau đó, khi có lệnh phong tỏa vào tháng 3 năm ngoái, thì số lượng đăng ký đã tăng vọt. Cho đến nay, hơn 3,3 triệu người đã đăng ký, theo thống kê của trang web.

“Số lượng tham gia lớp học đã tăng gấp 8 lần trong thời kỳ đại dịch“ Laurie Santos, Giáo sư Tâm lý học và là Hiệu trưởng trường Cao đẳng nội trú Silliman của Đại học Yale, cho biết.

“Mọi người đều biết họ cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất của mình như rửa tay, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang,” cô nói thêm. “Mọi người cũng đang đấu tranh với mọi thứ để duy trì sức khỏe tinh thần của họ.”

Chương trình học trên Coursera được biên soạn theo giáo trình mà Tiến sĩ Santos đã dạy tại Yale, yêu cầu sinh viên theo dõi giấc ngủ của họ, ghi nhật ký về lòng biết ơn, thực hiện những hành động tử tế và ghi chú lại xem liệu những hành vi này có tương quan với sự thay đổi của tâm trạng tích cực theo thời gian không.

Gretchen McIntire, 34 tuổi, một chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia ở Massachusetts, đang học trực tuyến chương trình Cử nhân Tâm lý học của Đại học Southern New Hampshire (Southern New Hampshire University). Cô đã tham gia khóa học vào thời gian rảnh trong suốt giai đoạn phong tỏa tháng 8. Cô ấy gọi đó là “thay đổi cuộc sống.”

Tác dụng thực tế của chương trình học trên Coursera này đã thu hút cô McIntire, người mắc rối loạn phổ tự kỷ “chức năng cao” (hội chứng Asperger) ở tuổi 23. Là một con cú đêm, cô đã phải vật lộn với giấc ngủ và thực hiện giới hạn thời gian của riêng mình.

“Đôi lúc rất khó để bản thân tự đặt ra những giới hạn và nói rằng ‘Tôi biết cuốn sách này thực sự thú vị, nhưng có thể đợi đến ngày mai, còn giấc ngủ quan trọng hơn”’, cô nói. “Đó là kỷ luật, phải không? Nhưng tôi chưa bao giờ làm theo cách đó, đại loại là ‘Điều đó sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn. Nó không chỉ tốt cho bạn; nó thực sự giúp bạn hạnh phúc hơn. “

Cô ấy nói đã thấy việc thực hành thiền định hàng ngày là hữu ích và tiếp tục thực hành nó ngay cả khi kết thúc khóa học. Thiền cũng giúp cô rời xa mạng xã hội.

“Tôi đã nhìn sâu vào bên trong của mình. Nó đã giúp tôi trở nên nội tâm hơn,”cô nói. “Thành thật mà nói, đó là điều tốt nhất tôi từng làm.” (Sau đó, cô ấy đã tải lại các ứng dụng xã hội của mình, bao gồm cả Facebook Messenger và cảm thấy choáng ngợp ngay lập tức.)

Tracy Morgan, một người giám sát chương trình tại Khu phức hợp thư giãn Bob Snodgrass (Bob Snodgrass Recreation Complex) ở High River ở Alberta – Canada, đã đăng ký tham gia lớp học vào tháng 6 năm ngoái, khi cô ấy bị phong tỏa cùng với con và chồng của mình.

Kể từ khi tham gia khóa học, cô Morgan (52 tuổi) đã cam kết thực hiện ba việc mỗi ngày: tập yoga trong một giờ, đi dạo ngoài trời bất kể thời tiết có lạnh đến mức nào ở Alberta, và viết ba đến năm điều vào nhật ký biết ơn của cô ấy trước khi đi ngủ.

Khi bạn bắt đầu viết ra những điều đó vào cuối ngày, bạn chỉ nghĩ về nó vào cuối ngày, nhưng một khi bạn đã biến nó thành thói quen, bạn sẽ nghĩ về nó suốt cả ngày,” cô nói.

Và một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tìm ra lý do để biết ơn có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc của bạn.

Ewa Szypula (37 tuổi) giảng viên môn tiếng Pháp tại Đại học Nottingham ở Anh, cho biết cô quan tâm đến những phương pháp cải thiện bản thân từ khi học Tiến sĩ cách đây vài năm. “Ở đâu đó trong năm thứ hai hoặc thứ ba, bạn cảm thấy hơi kiệt sức và bạn cần có phương pháp để khắc phục nó,” cô nói.

Một nghiên cứu nhỏ trong chương trình giảng dạy của Tiến sĩ Santos có thăm dò ý kiến với 632 người Mỹ và dự đoán mức độ hạnh phúc thế nào nếu được cho 5 đô la để chi tiêu cho bản thân thay vì dùng 5 đô la để chi cho người khác. Trong nghiên cứu, mọi người đoán rằng họ sẽ hạnh phúc hơn nếu được phép giữ tiền. Thực tế sau đó, những người tham gia cảm thấy hài lòng hơn khi chi tiền cho ai đó.

Tiến sĩ Szypula đã thực hành kiến thức mới của mình vào ngày sinh nhật của em gái cô. Thay vì giữ một chiếc váy đắt tiền đã mua, cô ấy tặng nó cho em gái của mình.

“Tôi vẫn còn cảm giác hạnh phúc tận sau đó một tháng lận,” Cô nói.

Không phải mọi học sinh trong lớp đều cảm nhận được sự chuyển đổi này. Matt Nadel (21 tuổi – sinh viên năm cuối của Yale) nằm trong số 1.200 sinh viên tham gia lớp học trong khuôn viên trường năm 2018 – cho biết sự khắc nghiệt trong môi trường Yale đã làm cậu thay đồi nhiều khi bắt đầu vào trường đại học vào mùa thu năm 2017.

“Tôi rất căng thẳng và không biết chính xác cách nào nào để kiểm soát điều đó,” cậu ấy nói.

Anh Nadel thì thấy thất vọng vì khóa học chỉ tóm tắt giống dạng những lời khuyên hiển nhiên như kiểu lời khuyên của một người bà như ngủ đủ giấc, uống đủ nước và cố gắng hết sức.

“Tôi biết rằng ngủ là tốt và điểm số không quan trọng đối với hạnh phúc lâu dài, tôi cũng chẳng trở thành người tốt hơn chỉ vì điểm cao,” anh nói. “Vậy thì khóa học có tác động lâu dài đến cuộc sống của tôi thực tế hơn không? Câu trả lời là không.”

Mặc dù lớp học không thay đổi cuộc sống của anh ấy, nhưng Nadel chia sẻ rằng bây giờ anh dễ thể hiện hơn khi cảm thấy biết ơn. “Điều đó thật tuyệt,” anh nói. “Nhưng đó là tất cả những điều anh cảm nhận được.”

Kezie Nwachukwu (22 tuổi) cũng tham gia lớp học tại Yale, không nghĩ có sự chuyển đổi nhưng lại tìm thấy một số giá trị lâu dài trong chương trình giảng dạy. Anh Nwachukwu – một người Cơ đốc giáo, nói rằng điều quan trọng nhất anh học được là về tầm quan trọng của niềm tin và cộng đồng hạnh phúc.

“Tôi nghĩ tôi đã vật lộn với việc vừa chấp nhận, vừa chất vấn niềm tin tôn giáo của mình. ,” anh nói. “Cũng công nhận rằng tôi thực sự thích tham gia trong cộng đồng mà phù hợp với tôi”.

Thay đổi cuộc sống thì không. Nhưng anh ấy nói chắc chắn là có mang đến điều tích cực hơn trong cuộc sống.

“Lớp học giúp tôi an tâm và thoải mái hơn với niềm tin tôn giáo của mình,” anh Nwachukwu nói.

Một bài học khác là giá trị của việc hình dung những điều tiêu cực. Bài học này đòi hỏi anh ấy phải suy nghĩ về một điều tốt đẹp trong cuộc sống (như căn hộ lộng lẫy với chi phí phù hợp) và sau đó tưởng tượng ra tình huống xấu nhất (đột nhiên thấy mình vô gia cư và không có nơi ở an toàn). Nếu lòng biết ơn là điều gì đó không đến một cách tự nhiên, thì hình dung tiêu cực có thể giúp bạn cảm thấy nó.

Anh Nwachukwu nói: “Đó là điều mà tôi thực sự ghi nhớ, đặc biệt là lúc đầu óc mình bị mắc kẹt trong những khó khăn về tương lai. “Tôi biết ơn mọi thứ tôi có. Bởi vì bạn không biết những điều này khi được sinh ra”.

Leave a comment