Càng ngày càng ít sinh viên cảm thấy tự do ngôn luận an toàn

Nguồn: Inside Higher Ed, ngày đăng: 26/1/2022

Biên dịch: Đinh Thị Thúy Hiền – Biên tập: Lê Nguyễn Duy Hậu 

Tác giả: Maria Carrasco

Một nghiên cứu mới cho rằng càng ngày càng nhiều sinh viên tin rằng môi trường học tập đại học đang bóp nghẹt quyền tự do thể hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên ủng hộ việc loại bỏ các diễn giả gây tranh cãi đến phát biểu tại trường đại học thì lại giảm.

Trong khi hầu hết sinh viên tin rằng tự do ngôn luận là một nền tảng của chế độ dân chủ Mỹ, nghiên cứu mới lại cho thấy một tỷ lệ giảm dần số người cảm thấy mình an toàn khi thực hiện quyền tự do ngôn luận. Hầu hết sinh viên cũng tin rằng chính trường đại học đã bóp nghẹt tự do biểu cảm của họ. 

Nguồn ảnh: Getty Images

Theo báo cáo của Knight Foundation vào năm ngoái, tiến hành khảo sát 1000 sinh viên từ độ tuổi 18 đến 24 đang theo học tại bất kỳ các loại hình đại học nào, có 84% số người được khảo sát nói rằng quyền tự do ngôn luận là rất quan trọng đối với nền dân chủ Mỹ. Tuy nhiên chỉ 47% nói rằng quyền tự do ngôn luận của họ được đảm bảo. Kết quả này đã giảm mạnh so với năm 2016 khi có 73% cho rằng họ an toàn khi thực hiện quyền này. 

Bên cạnh đó, có 65% sinh viên tin rằng không khí trong trường học đang bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của họ, ngăn cản họ nói ra điều mà mình tin tưởng bởi vì lo sợ những người khác có thể sẽ cho rằng ngôn luận của họ phản cảm, xúc phạm. Năm 2016 thì con số này chỉ ở mức 54%. 

Adam Goldstein – cố vấn nghiên cứu cấp cao cho Quỹ về Quyền cá nhân trong Giáo dục (Foundation for Individual Rights in Education – FIRE) cho rằng trong hơn năm năm qua, chính giới sinh viên đã là người bắt đầu các phong trào hạn chế ngôn luận lời nói trong trường học. Đây lại là một sự khác biệt so với xu hướng trong quá khứ khi phát ngôn của sinh viên thường bị can thiệp bởi ban giám hiệu và quản lý trường. 

Sinh viên càng ngày càng e ngại nhau

Goldstein

Họ lo rằng bản thân sẽ là mục tiêu của chính những điều mà họ nói ra, và điều đó khiến họ do dự hơn khi phải phát biểu quan điểm của mình.”

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra một sự chia rẽ đảng phái đặc biệt rõ rệt. Có 21% câu trả lời là của sinh viên tự nhận mình thuộc đảng Cộng Hòa, trong số đó thì chỉ 27% thấy rằng quyền tự do ngôn luận của họ được đảm bảo; ngược lại thì 61% sinh viên thuộc Đảng Dân Chủ và 46% người không thuộc đảng nào thấy rằng họ an toàn khi thực hiện quyền này.

Evette Alexander, giám đốc mảng học tập và tác động ở Knight Foundation, cho rằng môi trường tự do ngôn luận ở các trường đại học đã thay đổi từ khi quỹ này bằng đầu thực hiện khảo sát về vấn đề này. Bà cho biết thêm, mọi sự kiện từ việc bắt đầu chính quyền Trump đến đại dịch rồi đến phong trào Black Lives Matter đã làm việc phát ngôn trong môi trường học thuật càng ngày càng bị chính trị hoá. Alexander cũng cho rằng “Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến nhiều sinh viên thuộc Đảng Cộng Hòa cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình đang bị đe dọa,” “Chúng tôi cũng đã phát hiện thấy nhiều kết luận đáng lo ngại liên quan đến yếu tố chủng tộc và phát ngôn. Ví dụ như sinh viên da Đen thì không thấy được Tu Chính Án Thứ Nhất đang bảo vệ họ. Vì vậy, có những lý do về mặt công bằng và bình đẳng xã hội khiến cho người ta không nghĩ một phát ngôn nào đó là an toàn.” 

Có 11% sinh viên tham gia khảo sát là người da Đen và chỉ có 51% trong số đó cho rằng Tu Chính Án Thứ Nhất đã bảo vệ họ, so với con số 90% của sinh viên da trắng (chiếm 56% câu trả lời) và 82% sinh viên người Mỹ có gốc Latin và Tây Ban Nha (chiếm 22% người tham gia khảo sát.) Alexander cho biết là từ lâu, Knight Foundation đã biết rằng sinh viên da Đen ủng hộ việc việc hạn chế một số chủ đề ngôn luận ở trường học để tạo ra môi trường học tập tối ưu hơn. Bà cũng bày tỏ lo ngại với  việc có quá nhiều sinh viên da Đen đang cảm thấy mình không được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ  trong bối cảnh các trường đang cố thúc đẩy cả hai vấn đề là tự do ngôn luận và sự bao trùm, hòa nhập trong môi trường giáo dục. 

Đó là vấn đề lớn đối với tất cả người Mỹ, và đặc biệt nghiêm trọng đối với người làm giáo dục,” Goldstein cho biết. “Bởi nếu sinh viên không cảm thấy Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ họ và không cảm thấy rằng quyền tự do ngôn luận của họ được bảo vệ một cách công bằng so với những người khác thì hậu quả sẽ xảy ra.” 

Goldstein nói rằng nghiên cứu của FIRE cho thấy rất nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên đến từ cộng đồng bị thiệt thòi, thấy ngôn luận của mình bị hạn chế khi những sinh viên khác được phép thể hiện quan điểm của mình. “Bạn sẽ thấy sinh viên nói ra những thứ như ‘khi tôi thấy họ cho phép người có quan điểm/góc nhìn trái ngược với tôi được nói, thì tôi biết họ sẽ không bao giờ cho phép tôi nói ra quan điểm của mình.’“Tôi nghĩ điều đó rất đúng nếu bạn hình dung bản thân thuộc một cộng đồng bị thiệt thòi và bạn thấy có người đang nói theo cách khiến bạn cảm thấy không an toàn – bạn sẽ không muốn tự nguyện trở thành mục tiêu cho bài phát biểu có tính thù địch đó.” 

Ông nói thêm rằng một số sinh viên nghĩ nếu trường của họ khoan dung cho những ý tưởng và lời nói mà họ ghét, nghĩa là trường đang không ủng hộ cho tự do ngôn luận của họ. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên – chiếm 59% – tin rằng việc trường đại học phơi bày cho sinh viên tất cả các loại phát ngôn là rất quan trọng, ngay cả khi các phát ngôn đó gây khó chịu hay thành kiến. 20% nói rằng các trường nên bảo vệ sinh viên bằng cách cấm những phát biểu xúc phạm, phản cảm và 17% thì không có ý kiến. 

Một nửa số sinh viên cho rằng riêng họ cảm thấy thỏa mái khi thể hiện sự không đồng tình với giáo sư và sinh viên khác trong lớp học. Khoảng một phần năm sinh viên cho rằng họ cảm thấy không an toàn ngay trong chính trường học của mình và 34% nói rằng họ không thỏai mái với các bình luận liên quan đến chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, giới tính và xu hướng tính dục. Báo cáo cho rằng sinh viên theo Đảng Dân Chủ và sinh viên da màu có vẻ cảm thấy không an toàn trong trường học hơn. Sáu mươi phần trăm sinh viên nói rằng họ muốn trường học tạo ra các không gian an toàn – tức là một khu vực được thiết kế mà ở đó hoàn toàn không có các hành vi, ý tưởng và trao đổi mang tính đe dọa. Chỉ 33% sinh viên ủng hộ có bộ quy tắc phát ngôn bắt buộc, so với con số 49% của năm 2017 

Goldstein nói rằng ông đã chứng kiến số lượng các trường học ban hành bộ quy tắc phát ngôn bắt buộc đang ngày càng giảm. Tuy nhiên, số lượng các trường đang xây dựng những không gian an toàn thì lại không giảm. Nhưng Goldstein cũng có lưu ý là các không gian an toàn đang dần quay trở lại mục đích ban đầu của nó, đó là một trong số ít các khu vực trong trường mà sinh viên có thể tự do phát ngôn mà không sợ gây ra hậu quả hay bị kỷ luật. 

Tôi nghĩ không gian an toàn trở thành một vấn đề khi người ta tuyên bố toàn bộ khuôn viên trường là một không gian an toàn,” Goldstein nói.“Đặc biệt là bởi ý tưởng chính của không gian an toàn là nơi bạn cảm thấy an toàn được là chính mình mà không sợ bị đánh giá; nhưng rồi cách các không gian an toàn đang được xây dựng thì lại đầy tính phán xét và khiến sinh viên sợ hãi cực độ.” 

Báo cáo chỉ ra rằng sinh viên nhìn chung ủng hộ trường học của họ hạn chế việc bôi nhọ chủng tộc nhưng ít ủng hộ trong việc hạn chế phát ngôn chính trị. 67% sinh viên ủng hộ trường học hạn chế người khác dùng lời bôi nhọ chủng tộc để chỉ người da màu. Con số này đã giảm từ 88% trong năm 2019. Nói về tự do ngôn luận, 45% cho rằng sinh viên nên bị hạn chế treo poster khiêu dâm ở kí túc xá, 34% cho rằng không nên cho phép sinh viên mặc quần áo có hình cờ Liên Minh miền Nam (Confederate) và 21% cho rằng sinh viên nên bị cấm thành lập các hội nhóm trong trường với mục đích bảo vệ quyền sở hữu súng của người Mỹ. 66% sinh viên nói rằng họ cho rằng tính đa dạng và hội nhập, bao trùm là những giá trị xung đột với quyền tự do ngôn luận – giảm từ 76% của năm 2019. Và 25% sinh viên ủng hộ việc không mời diễn giả ở trường nếu vài sinh viên có thể cảm thấy quan điểm của họ phản cảm và thành kiến. Con số này vào năm 2019 là 42%. Goldstein cho rằng một số sinh viên thấy cần phải đối diện với những diễn giả gây tranh cãi và có thể phản biện các diễn giả đó bằng quan điểm bất đồng của mình. “Tôi muốn tin rằng sinh viên đang ngày càng chán với trò ‘chúng ta sẽ dán miệng một ai đó không cho họ nói’,” Goldstein chia sẻ. “Tôi nghĩ rằng sau khi phải chứng kiến các bên khác nhau của cuộc tranh luận bị dán miệng, thì sinh viên đang cảm thấy mệt mỏi với tình trạng kể trên và bắt đầu muốn lắng nghe nhiều hơn các ý kiến của mọi người.”

Knight Foundation cũng đã khảo sát 4.000 người Mỹ trưởng thành để so sánh với quan điểm của sinh viên về quyền này. Alexander nói rằng Quỹ đã không thấy sự khác biệt quá lớn trong kết quả. “Chúng tôi thấy môi trường phát biểu của sinh viên là mô hình thu nhỏ của những gì xảy ra ở Mỹ với quy mô lớn hơn,” Alexander nói. “Vì vậy thật thú vị khi chúng tôi không thấy sự khác biệt to lớn giữa sinh viên và cộng đồng.” 

Leave a comment