Hầu hết trẻ em thấy chương trình giáo dục K-12 thật nhàm chán và căng thẳng. Các trường đại học nên học gì từ thực tế đó?

Nguồn: Inside Higher Ed, đăng ngày 26/01/2022

Biên dịch: Nguyễn Phi Giao – Biên tập: Nguyên Lê

Tác giả: Steven Mintz

David Labaree – nhà xã hội học nổi tiếng về giáo dục đại học của Đại học Stanford – đã từng không thích trường học cho lắm. Ông chia sẻ trong một bài blog gần đây rằng trải nghiệm đi học của ông, nhất là ở bậc tiểu học, là một chuỗi những điều khó chịu: căng thẳng, ức chế và lo lắng thường trực.

Không phải chỉ riêng ông mà theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Trí tuệ Cảm xúc Yale và Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em của Đại học Yale (the Yale Center for Emotional Intelligence and the Yale Child Study Center), gần 3/4 số học sinh được khảo sát cho biết các em có cảm giác tiêu cực đối với trường học.

Bài viết của Labaree như một lời nhắc nhở đáng giá, rằng có quá nhiều học sinh đang trải qua thời gian tiêu cực tại trường học. Đối với nhiều người trẻ, trường học nên là một môi trường ấm áp, có nhiều sự hỗ trợ và sự săn sóc nuôi dưỡng. Thực tế thì đây lại là nơi có tính phân tầng cao, được khắc họa đặc trưng bởi sự cạnh tranh gay gắt, quyền hành độc đoán và sự nhàm chán. Trường học chính là nơi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với một hệ thống chức quyền: từ những quy tắc cứng nhắc, các thiết chế vô cảm cho tới các lớp học nặng tính áp đặt không liên quan đến sở thích của chúng.

Nguồn ảnh: Dork Diaries

Đối với nhiều học sinh, trường học là nguồn gốc của bất hạnh và cay đắng, là nơi mà chúng cảm thấy bị bắt nạt và thấy lòng tự trọng bị vùi dập và là nơi mà đầy sự so sánh đố kỵ với những người to lớn hơn, hấp dẫn hơn, nổi tiếng hơn, dáng chuẩn hơn, hướng ngoại hơn và thông minh hơn. Nhưng tất cả những điều trên tôi đều không trải qua, và do chưa có kinh nghiệm, Labaree đã giải thích cho tôi việc này qua hai lý do sau. Điều thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông từ mẫu giáo đến lớp 12 vào thời của tôi ít bị áp lực hơn nhiều so với hiện nay, vừa học vừa giao tiếp nhiều với bạn bè. Thứ hai, do học tốt nên tôi đã nhận được nhiều quan tâm và khích lệ, nên tôi sẽ không thể thấu hiểu cho trải nghiệm của những bạn có thành tích kém hơn.

Theo quan điểm của Labaree thì những người đang làm nghề giáo cần phải hiểu rõ trường học có ý nghĩa như thế nào đối với những người học chỉ thấy nó mang tính phán xét, phân cấp bậc và thiếu thiện cảm.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều trẻ em bỏ học hoặc hành động theo những cách thù địch và chống đối.

Bài viết của Labaree là một lời nhắc hữu ích, chứ không đơn thuần khái quát hóa từ trải nghiệm cá nhân của một người. Ông đưa ra một quan điểm thiết thực hơn: đó là, trường học đó không phải là một bộ máy chỉ để truyền tải nội dung hoặc đào tạo kỹ năng. Thực tế thì thầy cô lại phớt lờ mục đích sâu xa của chương trình giảng dạy tại nhà trường là trang bị cho trẻ em hành trang để bước vào “cuộc sống thật” theo cách mà gia đình không thể làm (hoặc ít nhất trước đây là không).

Tích cực mà nói thì trường học dạy các kỹ năng xã hội như hòa đồng với bạn bè đồng trang lứa, đàm phán xung đột và hòa nhập với xã hội khi không có cha mẹ. Nhưng tiêu cực là, các trường học truyền những thông điệp mạnh mẽ về định hình vị trí của một cá nhân: hoặc bạn là một người thông minh hay nổi tiếng, tài năng, hoặc, than ôi, một kẻ lạc đề, một bông hoa tường vi hay một kẻ ngoại đạo vĩnh viễn.

Labaree đang viết về các trường K-12, nhưng ý tưởng của ông cũng áp dụng được cho cấp đại học. Chúng ta không được lừa dối chính mình. Hiện tại, việc giáo dục cho tất cả học sinh không còn là bản chất của giáo dục đại học nữa. Ngay cả các trường chấp nhận tỉ lệ đầu vào cao cũng áp đặt nhiều yêu cầu khác nhau – bao gồm yêu cầu điểm trung bình, giới hạn ghi danh và mức độ thành công tối thiểu trong các khóa học tiên quyết – để loại sinh viên khỏi các chuyên ngành có nhu cầu cao.

Chắc chắn, chúng tôi không muốn tuyển các y tá không đủ trình độ chuyên môn hoặc các nhà khoa học máy tính không được trang bị kiến thức đầy đủ, nhưng tại các trường nơi tôi đã giảng dạy, nhiều sinh viên tài năng, có thành tích cao nhận thấy mình bị loại khỏi các chuyên ngành này vì những lý do không chính đáng, chẳng hạn như lo ngại về thứ hạng của bộ môn, hoặc tỷ lệ vượt qua các kỳ thi cấp giấy phép.

Không giống như các trường K-12, các trường đại học không quan tâm sinh viên nhiều nữa. Nhưng nhiều trường lại ngầm phân loại chia sinh viên, chẳng hạn, thông qua các chương trình cử nhân tài năng.

Sau đó, có một tỷ lệ bỏ học ở mức hoàn toàn không thể chấp nhận được trong giáo dục K-12, con số lên đến 40% sinh viên học toàn phần lần đầu tiên tại các trường có tỷ lệ đầu vào cao, lên tới 55% đối với sinh viên học bán phần và lên đến 70% trong các trường cao đẳng đại học cộng đồng.

Không nghi ngờ gì nữa, mục tiêu đạt 100% là không thực tế, nhưng tăng tỷ lệ lên 10% trở lên thì không vượt quá khả năng của chúng ta chứ? Việc đó cần những gì?

Có nhiều mục tiêu dễ đạt được như:

1. Xử lý quá trình chuyển đổi tín chỉ trong mức độ cho phép nhanh nhất có thể, tính các tín chỉ này vào yêu cầu tốt nghiệp.

2. Thay vì yêu cầu sinh viên phải học các môn học tiền đề (thường phải lấy lớp riêng – ND), cho phép sinh viên cùng tham dự lớp học và cung cấp thêm các hướng dẫn cấp tốc cùng lúc đó.

3. Cung cấp cho tân sinh viên kế hoạch học tập cho đến khi tốt nghiệp và chủ động can thiệp khi sinh viên không theo kịp tiến độ.

4. Nuôi dưỡng cảm xúc thân quen bằng cách chào đón tân sinh viên và tạo cộng đồng học tập cho sinh viên từ năm nhất.

5. Đảm bảo các khóa học có sẵn theo nhu cầu học và tối ưu hóa lịch trình khóa học.

6. Lập kế hoạch để giúp sinh viên dễ dàng sắp xếp việc học với công việc và trách nhiệm gia đình.

7. Thành lập một cộng đồng chăm sóc lẫn nhau, một hệ thống tư vấn và hỗ trợ toàn diện trong học tập và phi học thuật bao gồm dịch vụ dạy kèm, nhóm sinh viên hỗ trợ, trung tâm học tập, đào tạo tư duy và các khóa học thành công cho sinh viên lấy tín chỉ.

8. Sử dụng dữ liệu để “phân tích quy trình” cấp bằng nhằm xác định cũng như thiết kế lại các khóa học có tỷ lệ điểm D, điểm F và rút môn (DFW = điểm D, điểm F, rút môn) rất cao và chênh lệch mức độ công bằng cũng như các yêu cầu tiên quyết không cần thiết làm khó sinh viên nhận bằng.

9. Sắp xếp nhân viên chăm sóc và theo dõi học viên đến lúc tốt nghiệp, được trao quyền để thực hiện một số yêu cầu cấp thiết để đẩy nhanh thời gian hoàn thành.

Những đổi mới này đã tạo ra nhiều sự khác biệt. Nhưng có một thứ khác sẽ giúp sinh viên kiên trì và thành công: xóa mờ ranh giới giữa chương trình giảng dạy chính khóa, chương trình đồng giảng dạy và chương trình ngoại khóa.

Cho tôi đưa ra một ví dụ sẽ minh họa những gì tôi muốn nói.

Theo dữ liệu có sẵn, thì tại sao các trường trung học lại là nơi có trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời của một thanh niên?

Những năm tháng thời trung học được coi là thời điểm của bè phái, kịch tính, đâm sau lưng, chế giễu, bắt nạt và đầy rắc rối; thời điểm mà cảm xúc vỡ òa và các cơn hoảng loạn lên đến đỉnh điểm. Cảm giác tuyệt vời và bình dị được xem là điều quan trọng. Ngược lại, sự xấu hổ và bẽ mặt trở thành nỗi sợ hãi dữ dội và ám ảnh sâu sắc.

Sự thay đổi nội tiết tố của tuổi dậy thì khiến học sinh trung học cơ sở ý thức nhiều về bản thân trước khi thực sự hiểu rõ mình là ai, cùng với sự khác biệt trong tốc độ phát triển về ngoại hình lẫn mối quan hệ xã hội giữa nhóm học sinh trung học này, tạo ra sự phân chia thứ bậc rõ ràng. Những em học sinh nào có khí chất thể thao hay có vẻ ngoài trưởng thành thường được coi trọng nhất.

May mắn thay, khó khăn ở cấp trung học thì không còn nữa khi đến cấp phổ thông, vì nhóm học sinh phân tầng ở trường trung học dần tan rã và học sinh lại chơi theo nhóm với nhau theo sở thích, phong cách và nguyện vọng chung. Hoạt động ngoại khóa có nhiều sự lựa chọn hơn, tạo cơ hội cho học sinh phát triển hoặc khai phá ra nhiều khía cạnh khác của bản thân. Tất nhiên, trường đại học cung cấp rất nhiều cơ hội ngoại khóa, nhưng phần lớn không dành cho những sinh viên ở xa trường, đi làm hoặc đang làm điều dưỡng.

Có một giải pháp rõ ràng: tạo ra nhiều trải nghiệm học tập theo tín chỉ kết hợp với hoạt động ngoại khóa. Cung cấp nhiều chương trình làm việc nhóm, cơ hội nghiên cứu, thực tập lấy tín chỉ, trải nghiệm thực địa và thực tế, các lớp học tại phòng thu và phòng thí nghiệm, và các khóa học kết hợp thăm viện bảo tàng, kho lưu trữ và chương trình biểu diễn âm nhạc và sân khấu.

Có nhiều sinh viên không thích tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường – đa số sinh viên mới – vậy nên hãy tích hợp các hoạt động với điều kiện tốt nghiệp. Các hội sinh viên đại học (thường được biết đến với tên tắt là “Greek life” vì tên hội nhóm được đặt theo các chữ cái của bảng chữ cái Hy Lạp) và các môn thể thao liên trường là trải nghiệm tại trường đại học tồn tại hơn một thế kỷ, nhưng chúng đã mất đi phần lớn sức hấp dẫn đối với phần lớn sinh viên đại học hiện tại. Đã đến lúc cần tạo ra những trải nghiệm mới phù hợp hơn với thời đại chúng ta.

Leave a comment