5 chiến lược giảng dạy đáp ứng văn hoá (culturally responsive teaching)

Nguồn: Northeastern University, đăng ngày 31/7/2020

Biên dịch: Lê Thị Thu Uyên – Biên tập: Phan Trà Khúc

Trong vòng vài thập niên qua, nền tảng, sự giáo dục và trải nghiệm của học sinh, sinh viên đã thay đổi. Các lớp học giờ là hiện thân của các hộ gia đình với chủng tộc, nền văn hóa và địa vị kinh tế xã hội khác nhau. Do đó, cách giáo viên tiếp cận/ giảng dạy  những học viên này cũng phải thay đổi, chia sẻ từ bà Cherese Childers-McKee – giáo sư trợ giảng tại Trường Cao đẳng Nghiên cứu Chuyên nghiệp thuộc Đại học Northeastern (Mỹ). Một trong những cách giáo dục mới là phương pháp giảng dạy đáp ứng văn hóa.

Nguồn ảnh: Northeastern University

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp khái niệm giảng dạy đáp ứng văn hóa, so sánh nó với các mô hình giảng dạy truyền thống và đưa ra một số chiến lược giúp giáo viên có thể tích hợp các tiếp cận này vào phương pháp giảng dạy của mình.

Giảng dạy đáp ứng văn hóa là gì?

Phương pháp giảng dạy đáp ứng văn hóa (culturally responsive teaching), còn được gọi là giảng dạy phù hợp với văn hóa (culturally relevant teaching), là một phương pháp sư phạm chú trọng đến nền tảng văn hóa của người học trong tất cả các khía cạnh của việc học. Các phương pháp giảng dạy truyền thống thường nhấn mạnh vào mối quan hệ của người dạy-người học: giáo viên là chuyên gia và phải tuân thủ chương trình giảng dạy với những bài kiểm tra tiêu chuẩn, còn học viên thì tiếp nhận kiến ​​thức. Theo Childers-McKee, phương pháp giảng dạy này đã lỗi thời.

“Ngày nay, các lớp học đã đa dạng hơn. Một lớp học giờ đây gồm nhiều học viên không cùng chung nền tảng hoặc trải nghiệm sống, vì vậy cách giảng dạy phải khác. Cách tiếp cận cần được xây dựng dựa trên cá nhân, trải nghiệm văn hoá cũng như kiến ​​thức nền của người học. Nó phải hướng đến tính công bằng và phản ánh bối cảnh xã hội hiện tại. Đó là cách chúng tôi định nghĩa giảng dạy đáp ứng văn hóa”, bà bộc bạch.

Cách tiếp cận Đáp ứng văn hóa so với cách giảng dạy truyền thống

Với phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên thường mặc định dạy các tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả nổi tiếng như William Shakespeare, J.D. Salinger và Charles Dickens, và giáo viên sẽ dạy cho học sinh những cách hiểu phổ biến của các tác phẩm này.

Ngược lại, phương pháp đáp ứng văn hóa thì biến hoá/ linh hoạt hơn. Childers-McKee cho biết, phương pháp này không phản đối việc giảng dạy những tác phẩm kinh điển; tuy nhiên, nó cũng hướng đến việc giới thiệu cho người học những tác phẩm văn học từ các nền văn hóa khác, từ các vùng miền khác trên thế giới và của các tác giả khác nhau. Phương pháp này cũng tập trung vào việc giúp người học liên hệ bản thân và kết nối trải nghiệm cá nhân của người học với nội dung tác phẩm. 

“Bằng cách này, học viên có thể nhìn thấy chính mình trong một số tác phẩm họ đang đọc chứ không chỉ đứng ngoài và nhìn vào thế giới của người da trắng phương Tây trong tác phẩm nữa. Việc học mang tính thử nghiệm nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Giảng viên sẽ cho học viên thấy một cộng đồng đa văn hóa trên toàn thế giới, khám phá những cách hiểu tác phẩm khác nhau, đồng thời liên hệ ý nghĩa của tác phẩm đối với xã hội ngày nay”, bà chia sẻ.

Tại sao việc giảng dạy đáp ứng văn hóa lại quan trọng?

Ngày nay, việc giảng dạy đáp ứng văn hóa trở nên thích đáng/ cần thiết hơn vì ngày nay người học không chỉ đi học phổ thông rồi vào đại học rồi đi làm quanh lũy tre làng nữa. Họ cũng không mong muốn chỉ quanh quẩn ở một nơi như vậy. Do đó, Các phương pháp giảng dạy  cần quan tâm đến điểmkhác biệt này.

“Nền giáo dục theo kiểu truyền thống không giải quyết được những vấn đề thực tế mà người học ngày nay gặp phải. Trong khi đó, Phương pháp giảng dạy đáp ứng văn hóa lại phù hợp với tất cả mọi người, bất kể họ thuộc tầng lớp, chủng tộc, hay có nền tảng gia đình như thế nào. Khi được tiếp cận  đúng cách, phương pháp giảng dạy này  có thể tạo ra sự thay đổi/ khác biệt lớn”.

Khi được tích hợp vào việc giảng dạy trong lớp học, phương pháp này có thể mang lại những lợi ích quan trọng như:

  • Tăng cường ý thức về bản sắc cá nhân của từng học viên
  • Thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập trong lớp học
  • Gắn kết người học với tài liệu giảng dạy
  • Hỗ trợ tư duy phản biện

Dưới đây là 5 chiến lược giảng dạy đáp ứng văn hóa mà tất cả giáo viên có thể áp dụng.

1. Khơi dậy kiến ​​thức nền của học viên

Học viên không phải là những tờ giấy trắng. Họ mang vào lớp học những trải nghiệm sống khác nhau. Giáo viên nên khuyến khích họ mang  những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình vào các cuộc thảo luận nhóm và phát triển việc học dựa trên nền tảng đó.(ví dụ không rõ ràng để minh họa cho điểm này nên chị bỏ ra nghe)

2. Liên hệ bài Học với hoàn cảnh thực tế

Bà Childers-McKee khuyên giáo viên nên giúp người học liên hệ và kết nối bài giảng với hoàn cảnh thực tế trong xã hội. Ví dụ: nếu bạn đang đọc/ học một chương/ bài học lịch sử, hãy thảo luận với học viên bài học lịch sử này liên quan đến xã hội ngày nay như thế nào “Hãy   giao cho học sinh làm những dự án giúp học sinh liên kết các khái niệm, bài học cần học theo chương trình với những điều đang trải qua trên thực tế.

3. Khuyến khích học viên tận dụng vốn văn hóa của mình

Vì không phải tất cả học viên đều xuất thân từ nền tảng xã hội giống nhau, nên điều quan trọng là phải khuyến khích những người thuộc công đồng yếu thế. Giả sử bạn dạy văn học (English class cho hs ở Mỹ thì giống như lớp học văn hơn)  và trong lớp có học sinh không phải người bản xứ, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ (ESL) thì  Bạn phải tìm cách kích hoạt những trải nghiệm mà họ có — vốn văn hóa của họ.

Giáo viên có thể chọn một cuốn sách cho cả lớp đọc, mà nội dung cuốn sách đó phải khiến những học viên không phải dân bản ngữ có thể liên hệ bản thân và có kiến thức về mảng nội dung đó. Khi còn là một giáo viên, Childers-Mckee’s từng chọn một cuốn sách kể về câu chuyện của một đứa trẻ lao động nhập cư vì một số học sinh của cô xuất thân từ tầng lớp này.

“Khi dạy một lớp học với học sinh từ các thành phần xã hội khác nhau, bạn muốn/ cần giúp những em thuộc nhóm thiểu số cảm thấy rằng các em ấy cũng là những chuyên gia. Bạn cần khai thác những trải nghiệm sống của các em học sinh này. Nhưng hãy thận trọng, đừng vượt quá giới hạn và làm cho các em cảm thấy mình cần phải nói thay cho tất cả người dân trong cộng đồng của mình”.

4. Xem xét lại cách tổ chức lớp học

Rà soát lại sách và các nguồn tư liệu cho lớp học: Những tài liệu này có phải của  các tác giả thuộc nhiều chủng tộc khác nhau hay không? Có tài liệu nào về cộng đồng LGBTQ không? Sách có kể về các gia đình thành thị không, hay chỉ các gia đình nông thôn? 

Ngoài thư viện, hãy xem xét các áp phích trên tường và bảng thông báo trong lớp. Đây là tất cả những thay đổi nhỏ mà bạn có thể thực hiện để lớp học của mình tiệm cận với phương pháp đáp ứng văn hóa hơn.

5. Xây dựng các mối quan hệ

Không phải học viên nào cũng muốn học với tất cả giáo viên, vì một số giáo viên có thể khiến các em cảm thấy mình không được đánh giá cao/ trân trọng. Giáo viên cần cố gắng xây dựng mối quan hệ với học viên của mình để đảm bảo các em cảm thấy được tôn trọng, có giá trị và được nhìn nhận đúng với con người của mình. Xây dựng những mối quan hệ đó giúp các em xây dựng lớp học thành một cộng đồng . Điều này cực kỳ quan trọng.

Theo bà Childers-McKee: “Khi nghĩ về văn hóa và sự đa dạng, chúng ta thường tự động nghĩ về học viên da đen, nhưng mọi người cần phải nghĩ rộng hơn. Một số học viên da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu cũng cảm thấy khó khăn với việc tiếp thu/ thích ứng với phương pháp giảng dạy đáp ứng văn hóa. Giáo viên cần chú ý dạy học viên về sự đa dạng. Đây không chỉ là những phương pháp  giảng dạy cho nhóm thiểu số mà là  cho tất cả mọi người”.

Giáo dục cho tương lai

Các nhà giáo dục có tác động to lớn đến cuộc sống của người học. Cách giảng dạy chu đáo, hòa nhập có thể có những tác động tích cực đến học viên, vượt xa phạm vi lớp học. Ứng dụng các chiến lược giảng dạy đáp ứng văn hóa là một bước nhỏ để tạo ra sự thay đổi lớn, có ý nghĩa trong giáo dục. Bài viết này là của trường đại học nên họ dùng câu này để PR và thuyết phục người đọc học lên cao nên chị bỏ ra nghe. 

2 thoughts on “5 chiến lược giảng dạy đáp ứng văn hoá (culturally responsive teaching)

  1. em cảm ơn các anh/chị BTV của Edu Thoughts vì công sức mà mọi người đang dành ra để chia sẻ những thông tin về giáo dục hay và hữu ích đến cộng đồng ạ, em cảm ơn anh/chị rất nhiều *gửi ngàn trái tim love love*

    và 1 chiếc p/s bé tý teo tèo teo là mn ơi hình như trong bài còn một số lỗi biên tập í ạ;’>

    Like

    1. Chào Mai. Cảm ơn em đã theo dõi EduThoughts và dành thời gian góp ý cho dự án. Tụi chị sẽ xem lại và cẩn thận hơn cho những bài sau nha. Hy vọng em tiếp tục đồng hành và góp ý cho EduThoughts khi cần hen 🙂

      Like

Leave a comment