Giáo dục cảm xúc xã hội nên được ưu tiên thời COVID-19

Nguồn: National Education Association, Ngày đăng: 4/15/2020

Biên dịch: Nguyễn Kiều Phương Trinh – Biên tập: Lê Nguyễn Duy Hậu

Các chuyên gia cho rằng việc giảng dạy cũng như học tập trong thời gian học từ xa trở nên vô nghĩa nếu giáo dục cảm xúc xã hội không được đề cập đến.

Trong lớp học của Wendy Turner, việc giáo dục cảm xúc xã hội luôn là ưu tiên hàng đầu. “Nó là nền tảng, là trái tim của lớp học” cô nói. “Việc quan trọng là kết nối mọi người lại với nhau và giúp họ cảm thấy an toàn cũng như thoải mái hơn trước khi bắt đầu việc học”.

Việc thay đổi từ học trực tiếp sang học trực tuyến toàn thời gian trong đại dịch COVID-19 đã khiến cô phải liên tục thích ứng. Nó cũng đem đến nhiều khó khăn cho cô trong việc dạy lớp hai của mình. Nhưng điều đó vẫn không lay động được cốt lõi của việc giáo dục cảm xúc xã hội trong lớp của cô. 

“Con virus này đang, và có thể trong tương lai sẽ cướp đi các cơ hội mà các em được trải nghiệm trong lớp học với thời gian còn lại của năm (2020) và chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra” Cô Turner cho hay. “Các học sinh đều nhớ thầy cô và bạn bè, và cảm giác được học cùng nhau và kết nối”.

“Nên việc chúng ta cần làm là tập trung vào các kỹ năng trong việc kết nối các mối quan hệ và làm cách nào để trò chuyện với nhau theo một hướng tiếp cận tốt hơn. Đó là điều quan trọng hơn hết ngay bây giờ”. 

Turner hiện đang dạy ở thành phố Wilmington, bang Delaware. Cô tự mô tả bản thân là một “chiến binh” trong việc áp dụng giảng dạy cảm xúc. Cô đoạt giải Giáo Viên Của Năm của bang Delaware năm 2017 và là một thành viên của Quỹ Giáo Dục Toàn Cầu NEA (NEA Foundation Global Learning). Trong việc giảng dạy của mình, cô đã tích hợp giáo dục cảm xúc xã hội vào mọi khía cạnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dạy học trực tuyến, nhiều giáo viên lựa chọn nỗ lực tập trung vào việc làm sao để mang kiến thức đến cho học sinh hơn. Đây cũng là một việc có thể hiểu được. Trong các lớp học như vậy, khi họ học trực tuyến thì các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các học sinh, việc giáo dục cảm xúc xã hội có thể không phải là ưu tiên. 

Chẳng có ai lường trước kịp cho sự biến động này, cô Christina Cipriano nói. Cô là Giám Đốc Nghiên Cứu tại Trung Tâm Trí Thông Minh Cảm Xúc Đại học Yale (Yale Center for Emotional Intelligence – YCEI).

“Đó là sự thật phũ phàng, chẳng cần phải hỏi thêm, nhưng loại bỏ giáo dục cảm xúc xã hội khỏi ưu tiên trong dạy học sẽ là việc tệ nhất mà chúng ta có thể làm với các giáo viên, học sinh trong bối cảnh đại dịch,” Cô giải thích. “Muốn việc giảng dạy cũng như học hành trực tuyến diễn ra trơn tru trong đại dịch là việc gần như không thể xảy ra nếu không có việc kết nối và bày tỏ cảm xúc trong lớp học”.

Cộng đồng, sự kết nối, và các mối quan hệ

Theo Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning – CASEL (Tổ chức Hợp tác học thuật, Giáo dục cảm xúc và xã hội) định nghĩa giáo dục cảm xúc xã hội là “cách mà trẻ em cũng như người lớn học cách hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình, lên mục tiêu, thể hiện sự đồng cảm với người khác, xây dựng các mối quan hệ tích cực, và ra các quyết định một cách có trách nhiệm”. Mô hình của CASEL đưa ra năm loại năng lực gốc rễ: khả năng tự nhận thức, khả năng tự quản lý, khả năng nhận thức xã hội, các kỹ năng kết nối các mối quan hệ, và các việc ra quyết định có trách nhiệm. 

Khi ta chú ý hơn vào việc “giáo dục một đứa trẻ toàn diện”, thì việc giáo dục cảm xúc xã hội sẽ ăn sâu vào các lớp học ngày càng tăng trên cả nước. Những nhà làm giáo dục cũng nhận ra rằng các kỹ năng này đóng vai trò rất quan trọng nhằm xác định xem liệu những đứa trẻ đã được chuẩn bị tốt chưa trong việc bắt kịp các yêu cầu của lớp học. Việc nghiên cứu khá rõ ràng: giáo dục cảm xúc xã hội là chìa khóa cho việc học sinh có thể hiện tốt trong lớp hay không, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn trước khi đến trường hay đang học tiểu học. 

Tuy nhiên, Lindsey Jensen khá thất vọng về việc chỉ tập trung vào học thuật khi dạy, điều mà cô gọi là thiển cận. Trong tháng vừa qua thì cô Jensen, giáo viên cấp ba tại Dwight, Illinois vào năm 2019, cô là giáo viên của năm, đã tham gia rất nhiều các cuộc họp thông qua Zoom cùng đồng nghiệp và ban quản trị của nhà trường. Chủ đề về mặt cảm xúc cũng như sự hỗ trợ về chấn thương tâm lý hầu như không được quan tâm và thảo luận.

Nguồn: neaToday

Ba nhà giáo dục xem xét tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc xã hội trong đại dịch COVID-19.

“Chúng ta cần nhận thức thực tế rằng rất nhiều học sinh hiện nay đang đối diện với khủng hoảng trong khoảng thời kỳ đại dịch”, cô cho hay. “Nếu chúng ta vẫn tiếp tục không quan tâm đến giáo dục cảm xúc xã hội như một phần quan trọng trong buổi trò chuyện ngày hôm nay thì chúng ta sẽ trở nên thiếu chuẩn bị để giải quyết các nhu cầu mang nhiều sắc thái khác nhau của học sinh trong tương lai” 

Nền tảng lớp học của cô Jensen là các mối quan hệ. Đây là một cam kết mà không cần phải coi nhẹ hơn các kiến thức chuyên môn về mặt nội dung, phương pháp luận, phương pháp sư phạm, và quản lý lớp học. Cô tin rằng hỗ trợ học sinh của mình về mặt cảm xúc là sự cần thiết cho việc giảng dạy và học tập một cách toàn vẹn. 

“Điều này vẫn không thay đổi khi có COVID-19”, Jensen nói thêm. “Vai trò và trách nhiệm của tôi là một nhà giáo dục thì vẫn giữ như vậy. Tôi muốn tạo không gian an toàn cho học sinh để các bạn có thể thấy thoải mái chia sẻ những nỗi sợ cũng như nỗi lo của mình. Hiện giờ thì thay vì trực tiếp thì chúng tôi chuyển sang trực tuyến mà thôi”.

Khi chuyển sang dạy trực tuyến, Jensen vẫn đều sử dụng các thiết bị cho việc dạy trực tuyến để trò chuyện với học sinh cuối cấp của mình. Vào mỗi trưa thứ sáu, các học sinh đều hỏi nhau những câu hỏi mở để biết và hiểu hơn về sức khỏe tinh thần của các bạn mình như thế nào, nếu có thì sẽ giải quyết ra sao (với quy định không đề cập đến việc học thuật). Qua đó cô Jensen cho biết có rất nhiều học sinh đang chật vật và cần thời gian để làm quen cũng như giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải. 

“Việc gần đây (2020) mà khiến tôi phải trăn trở về đêm đó là có quá nhiều học sinh đang trải qua việc bị lạm dụng cũng như thờ ơ. Ngoài ra, tôi cũng trăn trở về những suy nghĩ của học sinh đồng giới khi các em không được chấp nhận là chính các em ngay trong ngôi nhà mà các em đang sống. Tôi còn trăn trở về việc nhiều học sinh không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, như việc thiếu thức ăn” – Lindsey Jensen. 

Trước khi chuyển sang học trực tuyến, trong lớp cô Wendy Turner sẽ bắt đầu lớp học với việc gặp gỡ các em, cũng như bắt đầu bằng các vòng tròn cộng đồng. Với lớp học online thì cô dùng diễn đàn trực tuyến để đăng các câu hỏi hằng ngày cho các em học sinh lớp hai. Bạn đang cảm thấy như thế nào? Hiện tại bạn đang có những cảm xúc gì? Bạn có thể làm gì để khiến một ngày của bạn trở nên vui hơn?

“Trọng tâm, vẫn luôn là sự kết nối, cộng đồng xung quanh và các mối quan hệ. Sau đó, các em có thể chuyển sang làm bài tập toán”, cô ấy nói. Tuần này, Turner cũng như team của minh tổ chức hoạt động viết thơ để học sinh có thể bày tỏ nỗi sợ cũng như những bất an trong đại dịch COVID-19.”

“Đừng mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh ta. Chúng ta không nên giả vờ rằng chúng đang không hiện diện. Điều quan trọng là bình thường hóa cảm xúc và cung cấp cho học sinh những cách sáng tạo để học sinh có thể bày tỏ nỗi lòng cũng như duy trì kết nối”, Turner giải thích.

Cipriano cho biết rằng việc tiếp tục các thói quen quen thuộc trong môi trường trực tuyến sẽ mang lại sự thoải mái cho học sinh,

“Các hoạt động như check-in, các vòng tròn kết nối, nói lời chào hay chia sẻ với nhau sẽ giúp học sinh có cảm giác an toàn và quen thuộc trong những không gian thường là mới mẻ hoặc gây hoảng sợ với các em

Đối diện với những thăng trầm 

Sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và xã hội không được – và không nên – bị giới hạn là dành cho các bạn học sinh. 

Jensen nói: “Giáo viên chúng tôi cũng nhớ học sinh của mình rất nhiều. Và không nghi ngờ gì khi việc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng tôi. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian mà tôi cảm thấy bất lực nhất từ trước đến nay”. 

Nhà trường có thể là nơi được xem là căng thẳng, nhưng cũng là nơi mà các mối quan hệ sâu sắc được hình thành. Turner nói: Được đến trường mỗi ngày có thể là một sự thoải mái mà các giáo viên hiện không làm được do COVID-19.

Bà nói: “Sự kết nối, đồng cảm và hỗ trợ từ đồng nghiệp cũng quan trọng không kém như những gì chúng ta cần làm cho học sinh của mình trong giai đoạn này.”

Khi các trường học đóng cửa trong suốt tháng 3 do đại dịch COVID, Cipriano và các đồng nghiệp của cô tại YCEI và CASEL đã khởi động một cuộc khảo sát thông qua một buổi hội thảo trên web để nắm bắt tình hình sức khỏe cảm xúc của những nhà làm giáo dục. 

Chỉ trong hơn ba ngày mà có hơn 5.000 người trả lời, và kết quả cho rằng họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bất an, ngợp và còn có cả buồn nữa. 

“Các nhà làm giáo dục thường đi theo các xu hướng, mục tiêu khác nhau. Họ được kỳ vọng sẽ mang lại trải nghiệm giáo dục chất lượng hàng đầu này với nhiều mức độ hỗ trợ cùng với độ dày kinh nghiệm khác nhau”.

Một nhà giáo dục hoàn thành phiếu khảo sát, cho rằng: “Hiện có sự bất đồng khá lớn giữa các thông điệp khuyên người khác “hãy khỏe mạnh” và “chăm sóc bản thân” ở cuối email, và “thời điểm bất ổn hiện nay”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tham gia nhiều buổi hội thảo, đọc các đường link liên quan đến hướng dẫn trực tuyến, các yêu cầu pháp lý với nội dung đặc biệt (special ed), quy trình giải quyết, các mốc thời gian, v.v. Mọi người cần được nhắc lại về cách thức hoạt động của não bộ là như thế nào.”

YCEI sẽ tiến hành thu thập dữ liệu một cách chính thức hơn khi thiết kế hỗ trợ giáo dục cảm xúc xã hội có thể bổ sung cho các nhà hoạt động giáo dục trong đại dịch COVID-19.

May mắn là tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân cho các nhà giáo dục đã thu hút nhiều sự quan tâm hơn trong vài năm qua. Có nhiều tài nguyên và công cụ mà phần lớn là không có cách đây 10 năm khi Wendy Turner bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình. Còn bây giờ, chúng đã có sẵn để giúp các nhà giáo dục giải quyết sự lo lắng cũng như những tổn thương của chính mình. 

Turner nói: “Chúng tôi cũng nhận được tin từ ban lãnh đạo nhà trường rằng đây là điều mà mỗi chúng tôi phải làm – phải tự chăm sóc cho bản thân.” 

“Là những nhà giáo dục, chúng ta đang phải đối mặt với những ngày tháng với nhiều thăng trầm. Thế nên hãy giữ kết nối với bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp. Đừng ngại đặt câu hỏi và tìm các nhóm đồng đẳng với nhau. Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy tạm dừng, hít thở, nghỉ ngơi, và có thể bắt đầu lại vào ngày hôm sau. Tất cả chúng ta đều ở trong hoàn cảnh giống nhau vào thời điểm này.”

Leave a comment