Phá vỡ rào cản của thời gian và không gian

Nguồn: Inside Higher Ed – Đăng ngày: 30/3/2022

Tác giả: Ray Schroeder

Biên dịch: Lê Thị Tường Vi – Biên tập: Nguyên Lê

Một tạo tác ở các nền văn hóa nông nghiệp đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ trong hệ thống trường học là sự ràng buộc cứng nhắc bởi những học kỳ, những quý và những thời khóa biểu. Tương tự, chúng ta bị “giới hạn” bởi những quy định của các quốc gia, cơ sở và những hạn chế khác tại khu vực.

Đã đến lúc những ranh giới kể trên được phá bỏ! Việc học tập đáng lẽ nên được xác định bởi kết quả, không phải lịch trình và địa điểm. Những tàn dư từ những chính sách trong quá khứ đã trở thành một “vũng lầy” chôn vùi rất nhiều người học và mô hình học tập.

Ngược dòng thời gian trở lại những ngày mà hầu hết thanh niên cần phải ra đồng để phụ giúp gia đình việc đồng áng, lịch học được xác định bằng những khoảng thời gian nghỉ ngơi theo chu kỳ của trang trại. Cách sắp xếp thời gian như vậy của  phần lớn cư dân đã dần biến mất cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp trong thế XIX và XX. Tuy nhiên sự thay đổi này không được áp dụng đồng nhất – một số nơi chia thời gian học theo quý, một số khác lại theo học kỳ. Bây giờ, ở thế kỷ XXI những “kỳ học” như vậy nên biến mất.

Nguồn: Blackboard

Sự ra đời của hướng dẫn hỗ trợ máy tính, và bây giờ là xu hướng cá nhân hóa nhịp độ học (self-paced learning), cho phép người học tự chủ trong tiến trình học hành tùy theo độ thành thạo của họ với kỹ năng đang học, thay vì tuân theo một lộ trình học cứng nhắc. Một trong những thách thức lớn nhất mà tôi phải thường xuyên đối mặt trong nhiều thập kỷ giảng dạy là đáp ứng nhu cầu của nhiều học sinh với bộ  kỹ năng, khả năng và kiến thức đa đạng trong cùng một lớp học. Thực tế là, các giảng viên, dưới áp lực của lịch dạy, vẫn phải bắt buộc dạy theo tiêu chuẩn “hướng đến học sinh trung bình của lớp phải hiểu” thay vì tối ưu hóa việc học bằng cách cung cấp tài liệu đúng lúc để giúp người học hiểu và nắm vững kiến thức. Theo đó, việc này không chỉ không hiệu quả mà còn phân biệt đối xử với những người thiếu cơ hội học tập, cũng như hạn chế những ai đang chuẩn bị chuyển sang các cấp học cao hơn.

Từ rất lâu, chúng tôi đã triển khai một hệ thống đánh giá việc học thường xuyên và giúp những sinh viên sẵn sàng để tiến bộ, đồng thời cung cấp các phương pháp thay thế để cho phép những người chưa sẵn sàng tiến lên, và thời gian để họ đạt được kết quả theo quy định. Điều này đòi hỏi sự khai trừ của cách học theo thời khóa biểu có sẵn. Thay vào đó, hệ thống đánh giá cần được xây dựng cẩn thận dựa trên mục tiêu đầu ra và cần được thường xuyên xem xét. Ngay khi sinh viên đạt được các mục tiêu theo yêu cầu, họ nên tiến lên phía trước cho mục tiêu tiếp theo, không sớm thì muộn thì việc dựa trên lịch trình cho phép thành tích được đánh giá là A,B,C,D hoặc KHÔNG ĐẠT! Người học cần đạt được một mức thành công nhất định ở bước tiếp theo trong cuộc sống và sự nghiệp của họ. Chúng ta không cần những bác sĩ phẫu thuật bậc C hoặc D, cũng như kỹ sư và các ngành nghề khác. Xã hội luôn cần những chuyên gia và thợ lành nghề cho các công việc, và nguyên tắc này không có ngoại lệ. 

Hệ thống chia học kỳ hiện tại cũng cản trở đến kỳ thực tập và các cơ hội học việc của sinh viên. Điều này làm cản trở sinh viên có cơ hội  “vừa học vừa làm” mang lại hiệu quả học tập cao. Tuy nhiên, chúng phải được phối hợp với lịch trình ít linh hoạt hơn của các doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan chính phủ.

Vấn đề là, nếu chúng ta không đánh giá học phí theo học kỳ thì làm thế nào để các trường đại học có được thu nhập? Phần lớn thế giới kinh doanh hoạt động theo các mô hình đăng ký. Chúng ta có thể làm giống nhau. Chúng ta có thể điều chỉnh một hệ thống thanh toán hàng tháng, nửa năm hoặc hàng năm. Điều này có thể cung cấp một ưu đãi tài chính cho sinh viên để tiến bộ nhanh hơn thông qua quá trình làm chủ. Tuy nhiên, nó cần đủ linh hoạt để cho phép dừng lại dễ dàng cho những nhu cầu cá nhân không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Chúng ta cần linh hoạt hơn trong việc hợp tác giữa các tổ chức để mang lại lợi ích cho sinh viên. Cách đây khoảng 15 năm trước, tôi phải thú nhận rằng tôi và người đồng hành, cố giáo sư Julian Scheibuks, đã thất bại trong việc tìm kiếm sự chấp thuận cao hơn cho đề xuất của chúng tôi vì sự sai lệch lớn so với cấu trúc lớp học thông thường. Cụ thể, nhờ vào tài trợ của trường Đại học Illinois, chúng tôi đã nghĩ ra một chương trình trong đó sinh viên của Đại học bang Chicago – một tổ chức phục vụ dân tộc thiểu số và Đại học Illinois tại Springfield, một đại học ở vùng nông thôn với một bộ phận nhỏ là sinh viên thuộc nhóm dân tộc thiểu số, được tập hợp trong khoảng một chục lớp học trực tuyến. Trong đó, các sinh viên sẽ không được xác định là họ đã theo học ở cơ sở nào. Một giảng viên từ mỗi trường sẽ giám sát và cho điểm cho sinh viên của họ. Sự tích cực tham gia và những quan điểm được chia sẻ trong các lớp học đó thật sáng tạo và đáng giá. Loại hình hợp tác này sẽ cần nhiều thời gian mới có thể thực hiện được vì chưa nhận được sự chấp thuận chính thức từ các trường đại học và hội đồng cao hơn. Chúng ta cần mở cánh cửa cho sự hợp tác sáng tạo như vậy mà không cần thông qua đầu tư tín dụng hay các loại hình quan liêu nào khác. 

Chắn chắn, nhiều tổ chức giáo dục cung cấp chứng chỉ cho việc học trước và các chương trình liên quan. Tuy nhiên, các chương trình này thường xuyên yêu cầu một khóa học bổ sung và các khoản phí đánh giá cho mỗi chứng chỉ được ủy quyền. Chúng ta cần mở kho tài liệu học tập để xác thực theo những cách sáng tạo, ghi nhận việc học đã được lưu lại trong quá khứ mà không cần đi qua con đường quan liêu hay trả thêm học phí, lệ phí. Chúng ta cần nhận biết một cách đơn giản và hiệu quả việc học diễn ra trong một thời gian và địa điểm khác nhau.

Theo thời gian, các rào cản đã được dựng lên để duy trì thêm doanh thu, ngăn chặn sáng kiến cá nhân và thúc đẩy sự liên tục đổi mới. Đã qua cái thời mà các trường đại học độc quyền trong vũ trụ học tập. Chúng ta phải nhận ra rằng các chương trình như Chứng chỉ nghề nghiệp của Google đã tiên phong với phương pháp này. Chúng ta phải xem xét các chính sách và quy trình với tầm nhìn thúc đẩy sự tự do học tập, hiệu quả và hiệu suất của người học thay vì tiện lợi và lợi thế của tổ chức.

Ai đang mở lối cho những thay đổi này ở trường học của bạn? Bạn có đang ở vị trí có thể thúc đẩy sự đổi mới học tập với chi phí thấp hơn và đưa ra một phương pháp linh hoạt hơn so với hệ thống học dựa trên học kì hạn chế? Liệu tổ chức giáo dục của bạn sẽ dẫn đầu hay vẫn đi theo lối mòn trong việc vượt qua rào cản của không gian và thời gian?

Leave a comment