Không dừng lại là một thuật ngữ thông dụng: mang “Việc Liên Kết Các Môn Học” vào thực tế

Nguồn: Edutopia, Ngày đăng: 21/7/2021

Biên dịch: Nguyễn Kiều Phương Trinh – Biên tập: Nguyên Lê

Giáo viên từ nhiều bộ môn khác nhau có thể cộng tác với các đơn vị vi mô để củng cố những gì họ dạy và giúp học sinh có thể nhìn thấy được các môn học liên quan đến thực tiễn như thế nào. 

Việc đi học cho phép học sinh phát triển nhiều cách khác nhau để có thể hiểu thế giới hơn. Tuy nhiên, thế giới lại không được chia thành nhiều môn học khác nhau theo cách điển hình mà các trường cấp ba tổ chức các lớp học. Trường cấp ba ở Mỹ xem các môn học phổ thông là chuyên biệt và chưa thực sự có kết nối với nhau. Ý tưởng về việc nghiên cứu hay việc học liên kết các môn thường vẫn dừng lại ở thuật ngữ hoặc nằm ở mức độ nguyện vọng hơn là một phương pháp thực hành có tính thực tiễn cao. 

Dạy học trong thời kỳ COVID-19 cho thấy nhiều khó khăn mới cũng như các yếu tố gây căng thẳng. Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian này (một giáo viên lịch sử và một giáo viên sinh học) muốn đưa ra thử thách và thử nghiệm “đơn vị vi mô” liên môn áp dụng lịch sử và sinh học để nghiên cứu về các nguồn gốc và hệ quả của chủng tộc và sự phân biệt chủng tộc. Sự cộng tác này thuyết phục chúng tôi rằng sự cộng tác vi mô như vậy đều có thể thực hiện được và còn có thể trở thành truyền thống học tập trong một năm học. 

Học về các nội dung liên quan trong ít nhất một lớp học đã mở ra khả năng xử lý tình huống hay thông tin trong nhận thức của học sinh để có thể đi sâu hơn bởi vì sơ đồ cho dạng kiến thức như vậy đã được liên tục củng cố cũng như mở rộng. Rất nhiều trong số các học sinh của tôi chia sẻ rằng nghiên cứu một vấn đề với góc nhìn của ít nhất hai môn học trở lên đều rõ ràng hơn trong việc các lớp học liên kết với nhau và cũng làm dễ dàng hơn trong việc giúp học sinh nhận ra các môn học ở trường liên kết với nhau như thế nào trong thực tế. 

Chúng tôi nghĩ đây là ba cách chính mà chúng ta cần ghi nhớ để lên bài giảng cho các bài học hướng tới liên kết các môn học. 

  1. Tìm những khoảng thời gian mà các chương trình học đan xen lẫn nhau 

Các yêu cầu về chương trình giảng dạy cũng như nhịp độ học của mỗi lớp là một trong  những trở ngại lớn nhất cho việc kết hợp các lớp học đan xen, và thường thì việc này nằm ngoài sự kiểm soát của giáo viên. Thực tế mà nói, hầu như các giáo viên (bao gồm chúng tôi) không thể chỉ thiết kế giáo án liên môn trong vòng một tháng. 

Thí nghiệm với các đơn vị vi mô – một chuỗi ba đến năm bài học cho môn học kết hợp có thể dạy riêng lẻ hay kết hợp thành một chuỗi đơn vị lớn hơn. Bắt đầu một năm học hay một học kỳ, chia sẻ các đề cương hay phạm vi kiến thức và các bài giảng với đồng nghiệp, hay tìm những mảng trùng nhau tự nhiên giữa các môn về mặt kiến thức hay kỹ năng hoặc sắp xếp một vài ngày để tạo ra các mối liên quan giữa các lớp học. Số lượng đồng nghiệp trong nhóm của mỗi người khá đa dạng, cho nên việc xem xét những gì hợp lý và có thể quản lý được là điều cực kỳ quan trọng. 

Phát triển thói quen của việc chủ động tìm kiếm sự liên quan giữa các lớp học giúp bạn định hình cách suy nghĩ này trong lớp. Nếu nghe điều này làm bạn nản chí, tìm những khoảng thời gian linh động trong năm (những ngày làm việc nửa buổi; những khoảng thời gian nhàn rỗi sau các bài kiểm tra định kỳ và đề xuất cho đồng nghiệp sử dụng những khoảng thời gian trống này để tạo ra những đơn vị vi mô của việc học liên môn mà có thể sử dụng lại được trong suốt năm học. 

  1. Chọn một đề tài và một đánh giá tổng hợp chung.

Tuy những sự trùng hợp tự nhiên trong chương trình học làm thúc đẩy việc lựa chọn các chủ đề, chúng ta cũng nên cân nhắc những điều mà học sinh quan tâm hay các vấn đề đương đại có liên quan mà được sử dụng để đặt mục tiêu cho một kỹ năng chung cho các lớp học. Một khi chúng ta quyết định được đề tài của mình, bước kế hoạch quan trọng đầu tiên là phối hợp với một đánh giá tổng hợp chung mà được tính như điểm tổng kết cho cả hai lớp. Việc có sự đánh giá tổng hợp chung giữa hai lớp như vậy giúp thúc đẩy học sinh tham gia hơn. 

Chúng tôi đã tạo một bộ các câu hỏi thảo luận mà học sinh phản hồi cho môn viết – sử dụng luận điểm, dẫn chứng và cấu trúc thuyết phục mà tạo điều kiện cho chúng tôi đánh giá các kỹ năng được dạy trong hai lớp học. Các câu hỏi được tạo ra cần rộng cũng như bao quát để học sinh có thể kết hợp và áp dụng kiến thức của lớp khoa học và lớp lịch sử. Chúng tôi thấy rằng làm việc cùng nhau với các bộ câu hỏi thảo luận cuối cùng và chấm các tiêu chí cho phép chúng tôi san sẻ các trách nhiệm cho nhau và không một ai phải cảm thấy quá tải. 

Chúng tôi thấy việc tốt nhất mà chúng tôi đã làm là cho học sinh thảo luận với nhau trong giờ lịch sử. Thời gian cũng như tài liệu được cung cấp cho cả hai lớp để học sinh có thể chuẩn bị cho cuộc thảo luận cuối cùng. Chúng tôi nhận ra rằng sẽ rất ổn nếu như có một bộ tài liệu chung cho một đơn vị (cho hai lớp) vì vậy học sinh có tất cả các thông tin cần thiết trong cùng một nơi, và chúng tôi cũng dễ dàng theo sát học tập cũng như tiến độ của các em thông qua đánh giá tổng kết. 

  1. Xây dựng kiến thức và khả năng tìm tòi cho từng môn học. 

Khi nắm được đánh giá tổng kết chung, chúng tôi tiếp cận vào việc xây dựng kiến thức và tham gia vào việc tìm hiểu cho mỗi môn học. Về mặt logic, chúng tôi vốn biết rằng không thể hợp tác dạy các bài học này, cho nên chúng tôi phối hợp một cách tiếp cận cho phép chúng tôi có sự linh động và tự chủ cần thiết để đưa tầm nhìn và quan sát của mình vào các lớp học. Để có một bức tranh toàn diện về kiến thức và kỹ năng mà học sinh sẽ mang vào việc thảo luận khi tổng kết môn học, chúng tôi tham khảo tài liệu và giáo án của nhau trong toàn đơn vị vi mô. Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm lựa chọn nguồn tài liệu có nội dung cụ thể liên quan đến đề tài, lên kế hoạch cho từng lớp học, và thực hiện việc đánh giá quá trình. 

Ví dụ, khi xây dựng kiến thức về các nguồn gốc của chủng tộc, học sinh môn sinh học đọc các nội dung liên quan đến nghiên cứu về di truyền học mà phủ nhận sự tồn tại về nền tảng sinh học đối với việc phân loại chủng tộc hiện nay và cũng tìm hiểu thêm ngụy khoa học của thuyết ưu sinh được sử dụng như thế nào để phân loại các nhóm chủng tộc này. Trong khi đó, đối với môn lịch sử thì học sinh nghiên cứu những ví dụ lịch sử khác nhau của các mặt thực tiễn trong xã hội, luật pháp, và các vụ án trong việc đào sâu kiến thức để biết chủng tộc được xây dựng về mặt xã hội và hệ thống hóa hợp pháp như thế nào.

Trong lớp học sau đó, học sinh tham gia vào phân tích dữ liệu của cả hai lớp và nói về hậu quả của tình trạng phân biệt chủng tộc ở nhiều cấp độ và hệ thống trong xã hội. Trong lớp khoa học, học sinh còn tìm hiểu thêm những dữ liệu xung quanh các đề tài như sức khỏe của phụ nữ khi mang thai, di truyền học biểu sinh, sự bất công về môi trường. Đối với lớp lịch sử, các em đi qua các khía cạnh như sự bầu cử, sự tách biệt dân cư (ở Hoa Kỳ), và của cải vật chất. Những giáo án của các bài học liên quan đến nhau như vậy đều mang những trải nghiệm song song mà hội tụ lại trong bài đánh giá tổng kết, điều này tạo cơ hội cho giáo viên đưa kiến thức chuyên môn của mình vào các đề tài lớn hơn. 

Leave a comment