Vai trò mới của Đại học: bảo vệ không gian công?

Nguồn: universityworldnews.com Đăng ngày: 11/01/2020

Tác giả: Carolina Guzmán-Valenzuela

Biên dịch: Đặng Công Tịnh – Biên tập: Quỳnh Lê

Năm 2011 đã đánh dấu cột mốc lịch sử của Chile khi, kể từ đó, quốc gia này phải trải qua nhiều cuộc vận động lớn.. Hầu hết các cuộc vận động này được diễn ra với mục đích phản đối tư nhân hóa và thị trường hóa hệ thống đại học, yêu cầu Đại học công lập được miễn phí với chất lượng cao.

Các cuộc biểu tình được diễn ra một cách có hệ thống với quy mô lớn đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi và khiến cho chính quyền Sebastián Piñera (2010-14) bị lung lay. Nhiều nhà lãnh đạo  sinh viên nổi lên, và một vài trong số đó cuối cùng đã giành chỗ đứng trong quốc hội.

Biểu tình hàng loạt ở Chile vào tháng 10/2019 tại Puerto Montt, Bắc Patagonia. Ảnh: Natalia Reyes Escobar, Wikimedia Commons.

Bên cạnh đó,  sinh viên Đại học cũng  có thể tham gia thương lượng về chính sách miễn học phí với tổng thống kế nhiệm – Michelle Bachelet (2014-18). Ban đầu, vào năm 2016, chính sách này được dùng để hỗ trợ cho  nhóm 50% sinh viên có thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, vào năm 2018, thì chính sách này đã được mở rộng và áp dụng cho sinh viên thuộc nhóm 60%. .

Chính quyền hiện tại, dưới sự dẫn dắt của Piñera (2018-22), đã quyết định giữ nguyên chính sách miễn học phí này  sau khi nhận được nhiều tín nhiệm của người dân. Mặc cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra kể từ năm 2011 về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả cho giáo dục đại học, liệu học Đại học có phải là quyền xã hội hay không và Đại học công là gì?

Một vài ý kiến cho rằng cuộc vận động hiện tại có mối liên hệ với cuộc vận động trước đó của học sinh trung học vào năm 2006. Không những họ đã đưa ra tuyên bố về  giáo dục miễn phí, loại bỏ những người đầu tư vào giáo dục vì lợi nhuận và các hành vi phân biệt đối xử trong trường học mà còn bảo vệ được giáo dục công. Câu hỏi đặt ra là liệu có mối liên hệ  nào giữa các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên diễn ra vào năm 2006, 2011 và cuộc khủng hoảng xã hội hiện tại ở Chile hay không? 

Khủng hoảng xã hội hiện nay

Khởi điểm từ lời kêu gọi yếu ớt của các học sinh trung học để không phải trả phí tàu điện ngầm (metro) ở Santiago, sau khi vé tàu tăng 3% – và sau đó là việc nhiều người  quyết định không trả phí tại các tuyến tàu điện chính. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2006, tình hình vượt tầm kiểm soát, với một số ga tàu bị hư hại và đốt cháy, các rào chắn được dựng lên và các cuộc biểu tình diễn ra trên các con đường chính ở Santiago và cuối cùng  nhanh chóng lan rộng ra khắp đất nước. 

Bạo lực và cướp bóc leo thang trong những ngày sau đó đã buộc tổng thống Piñera ban hành lệnh giới nghiêm quân sự từ ngày 19 đến 23 tháng 10. Theo Piñera, “Chiến tranh đang diễn ra ở Chile”. Trớ trêu thay, chỉ vài ngày trước đó, ông còn phát biểu rằng Chile là một “ốc đảo” ở Châu Mỹ Latinh và so sánh sự phát triển của Chile với các nước khác trong khu vực.

Một số ý kiến cho rằng việc đặt ra Lệnh giới nghiêm, điều đã bị hủy bỏ kể từ chế độ độc tài Pinochet, là một hành động “đổ dầu vào lửa”.

Trong khi những người đã từng sống trong chế độ độc tài cảm thấy sợ hãi và tổn thương thì những người trẻ (học sinh trung học và sinh viên Đại học) lại gan dạ hơn và quyết tâm thể hiện sự bất mãn của mình ở nơi công cộng bất chấp lệnh giới nghiêm. Sau khi nhận về nhiều chỉ trích mạnh mẽ về cách quản lý xung đột trong và ngoài nước, Piñera đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, mặc dù các lực lượng quân sự vẫn có mặt trên đường phố.

Trong vài tuần tiếp theo, mỗi ngày đều có hàng ngàn người dân tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Trong đó, cuộc biểu tình lịch sử ở Santiago đã thu hút 1 triệu người tham gia. ‘Chile despertó’ (Chile đã thức dậy) trở thành khẩu hiệu được nhiều người biểu tình đón nhận h.

Tuy nhiên, hầu hết những cuộc biểu tình này đều bị đàn áp bằng bạo lực bởi lực lượng nhà nước bằng cách sử dụng hơi cay và súng cao su. Kết quả là gần 200 người bị mù một mắt, trong đó có 2 người mù cả hai bên. Ngoài ra, cảnh sát cũng bị các tổ chức nhân quyền tố cáo bởi vì đã triển khai bạo lực quá mức.

Trong khi các cuộc biểu tình này diễn ra, các ngân hàng, tiệm thuốc, phương tiện công cộng, siêu thị và nhiều dịch vụ khác đã phải đóng cửa một phần trong nhiều tuần. Các cuộc họp quốc tế như Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu dự kiến  diễn ra ở Santiago đã bị hủy bỏ. Chile đã bị tê liệt.

Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo?

Điều gì đã tạo ra tình trạng bất ổn này? Làm thế nào mà chỉ vì giá vé tàu điện ngầm tăng nhẹ lại có thể dấy lên một cuộc khủng hoảng xã hội như vậy ở Chile, một trong những nền kinh tế phát triển thành công nhất Châu Mỹ La-tinh? 

Mặc dù đã có nhiều phân tích được đưa ra, nhưng người dân vẫn tiếp tục biểu tình với những lý do tương tự như cuộc vận động của các cựu sinh viên lần trước, bao gồm: mô hình kinh tế phát triển theo định hướng các chính sách tân tự do đã tư nhân hóa các dịch vụ công – bao gồm giáo dục, lương hưu, giao thông vận tải và y tế – khiến cho nhiều người không còn đủ khả năng chi trả. 

Bên cạnh đó, sự gia tăng bất bình đẳng về mặt kinh tế giữa các tầng lớp xã hội và sự tham nhũng trong bộ máy chính trị  cũng góp phần vào tình trạng bất ổn này.

Nhận thức xã hội về tiền lương hưu kém, hệ thống y tế kém chất lượng, hệ thống giáo dục công không đạt chuẩn  và sự thông đồng trong kinh doanh cùng với danh sách dài những vấn đề bất công trong xã hội đã cho thấy tham vọng trở thành một ốc đảo của Chile là một ước mơ xa vời..

Mặc dù tình hình ở Chile vẫn còn rất mong manh, nhưng những sự thay đổi vẫn được kì vọng sẽ diễn ra. Trong những thời điểm căng thẳng nhất của các cuộc nổi dậy của người dân, nhiều hội đồng công tác quần chúng tự phát đã được thành lập với mục tiêu thiết lập một  không gian công cộng cho việc tranh biện và đề xuất các cải cách chính trị từ dưới lên. Nhiều trong số những hội đồng này được thành lập trong các trường đại học cũng như là các tòa thị chính và quảng trường công cộng.

Sự tồn tại của các hội đồng này đã giúp cho người dân thấy được rằng họ thật sự có tiếng nói chính trị và không còn cảm thấy dễ bị tổn thương  khi theo đuổi các quyền xã hội của mình.

Một bản Hiến pháp mới 

Những sự bất ổn đã tạo ra nhiều tranh luận tập trung vào nhu cầu thay đổi bản Hiến pháp  do chế độ độc tài Pinochet áp đặt, với hy vọng rằng một bản Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng một đất nước dân chủ  và bao quát hơn, từ đó mọi người dân có thể tham gia và thúc đẩy một xã hội bình đẳng và công bằng hơn.  

Bản Hiến pháp mới này được kì vọng là có thể giúp  mở rộng quyền lực chính trị và giúp thúc đẩy ý thức về trách nhiệm xã hội, điều có vẻ đang thiếu vắng ở các chính trị gia hiện tại (từ cả cánh tã và cánh hữu) 

Trong bối cảnh này, các trường đại học Chile được đề xuất  mở rộng vai trò công của mình bằng cách thúc đẩy nâng cao phạm vi các khu vực công cộng nói chung. Rõ ràng, việc người dân luôn sẵn sàng lập nên các hội đồng công tác quần chúng chắc chắn là cơ hội để các trường đại học chủ động đưa năng lực này  vào các kế hoạch chiến lược trong tương lai.. Bằng cách này, các trường đại học có thể được xem là yếu tố hàng đầu  trong việc hình thành nên các khu vực công

Dr Carolina Guzmán-Valenzuela, phó giáo sư viện Giáo dục, Đại học Chile. Cô là điều tra viên chính của dự án nghiên cứu “Miễn học phí và cải cách giáo dục Đại học ở Chile: Các cuộc thảo luận  không đồng nhất và thách thức cho tương lai” (FONDECYT 1170374).

Leave a comment