Siêu cạnh tranh bậc mầm non ở Hồng Kông

Nguồn: The Diplomat Đăng ngày: 23/04/2021

Biên dịch: Đặng Công Tịnh – Biên tập: Phan Trà Khúc

Một đứa trẻ 3 tuổi với dáng đứng thẳng trong bộ sơ mi thẳng thớm, đằng sau là một kệ sách trưng bày những chiếc cúp sáng bóng. “Xin chào! Còn là Max. Con thích hát và chơi đàn violin. Con thích…”

“Tiếc quá con ơi. Phải làm lại thôi”. Mẹ của Max với chiếc máy quay trong tay. “Nhớ là cười lên chứ!”

“Tại sao chúng ta phải làm cái này? Con làm quá nhiều rồi!” Max đang rất mệt mỏi.

“Mẹ biết, nhưng nó quan trọng lắm” Mẹ Max thở dài. “Làm lại lần nữa nào.”

Nguồn ảnh: Internet

Sau một ngày dài làm việc, Mẹ của Max bây giờ còn phải đảm nhận vai trò đạo diễn. Trong mùa nhập học đầy cạnh tranh vào mầm non ở Hồng Kông, điều này thường thấy ở các cặp bố mẹ có con nhỏ. Giữa đại dịch COVID-19, những buổi phỏng vấn gia đình trực tiếp thông thường nay được tổ chức trực tuyến qua Zoom hoặc thay thế bằng cách nộp video. Dựa trên dàn ý đưa ra từ nhà trường, các phụ huynh đang cố gắng thể hiện trên video tính cách, khả năng ngôn ngữ, khả năng vận động của con họ, và mối quan hệ trong gia đình với trẻ. Nhiều phụ huynh siêu cạnh tranh ở Hong Kong đang đưa mọi thứ sang một tầm cao khác. Các phụ huynh để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh họ có thể quay video ở nước ngoài trên một chiếc du thuyền ở cảng Victoria, hoặc quay video họ giao tiếp với con bằng tiếng Anh lúc đang chơi golf. Nếu được quay ở nhà, giải thưởng và các chứng nhận của trẻ sẽ được cố tình trưng bày. Có những phụ huynh khác còn soạn ra một tập các sản phẩm của trẻ, ngay cả khi không được yêu cầu. Họ chủ động trưng ra tiềm năng và các thành tựu của trẻ, trong đó bao gồm các bức vẽ, hình ảnh, và các mẫu sản phẩm được làm ra khi chúng còn 2 -3 tuổi. Trong nhiều trường hợp, các tập sản phẩm này kéo dài đến 40 trang hoặc hơn, buộc các trường mầm non đặt ra giới hạn số trang.

Trong một thị trường chậm chạp, nhiều nhiếp ảnh gia sự kiện và quay phim chuyên nghiệp thấy được cơ hội trong quá trình tuyển sinh cho bậc mầm non này. Các trường mầm non chỉ có thể “gặp” trẻ qua các video và hình ảnh, dẫn đến mọc ra ngày càng nhiều các dịch vụ chuyên nghiệp trên các mạng xã hội như Facebook hay Instagram hứa hẹn giúp các ứng viên mầm non tỏa ra được “sự thông minh” và “thành công”. Nhiều phụ huynh không đủ điều kiện chi trả được cho các dịch vụ này. Các công ty gia sư tư nhân hoặc các gia sư tự do  có thể tính phí tới 6.000 đô HK (gần 777 đô USD) cho một tập sản phẩm. Cùng với kịch bản, tập dợt và quay phim phải mất nhiều ngày liền, một video dài 2 phút có thể tiêu tốn thêm vài ngàn.. Tất nhiên, các bài nộp được sản xuất kiểu trên khó mà phản ánh được thực tế. “Các trường có thể khó đánh giá trẻ chỉ qua các video”, một phụ huynh chia sẻ.

Đằng sau một sản phẩm có thể đã được chỉnh sửa rất nhiều để chúng trông thật tuyệt vời.

Theo một nhà giáo dục trẻ nhỏ đầu đời, quy trình tuyển sinh trực tuyến có độ tin cậy và chính xác thấp bởi vì thiếu đi giao tiếp và cơ hội quan sát các dấu hiệu phi ngôn ngữ. Tuy nhiên một nhà giáo dục khác lại không thấy có một nguy hại thực sự nào trong các video này: “Chúng ta nghĩ rằng sẽ có sự mệt mỏi thể hiện ở các cô cậu diễn viên nhí, nhưng đây là các thước phim tốt, đáng để các gia đình lưu giữ lâu dài.”

Tại sao các phụ huynh lại quan tâm quá nhiều vào tuyển sinh từ bậc mầm non đến vậy? Một người có thể dễ dàng đánh giá mẹ của Max là “mẹ hổ”, một sáo ngữ dùng để chỉ đến cách nuôi dạy nghiêm khắc nhằm đạt được thành tựu học thuật. Ngày nay, được vào một trường mầm non tốt gần như có được một vé vào trường tiểu học tốt rồi đến cấp trung học (THCS và THPT) rồi đến trường Đại học tốt. Tiến sĩ Nirmala Rao của Đại học Hồng Kông gọi đây là hiện tượng “áp lực thành công nhỏ hóa” ở các học sinh, các phụ huynh hiện đang sốt sắng hơn bao giờ hết để có thể cung cấp một khởi đầu thuận lợi cho con của họ. Trong nhiều trường hợp, “một khởi đầu thuận lợi” đồng nghĩa với một suất trong một trường mầm non danh tiếng. Triết lý giáo dục tự quyết bởi phụ huynh cùng sự khuyến khích thị trường hóa giáo dục mầm non của chính phủ đã tạo ra hệ thống giáo dục đầu đời được tư nhân hóa hoàn toàn ở Hồng Kông. Tuy nhiên, với một hệ thống như vậy cũng tăng thêm gánh nặng tài chính không thể giải quyết lên một vài gia đình. Vì vậy, vào năm 2017 để tăng cường khả năng tiếp cận đến giáo dục đầu đời chất lượng, bộ giáo dục đã ban hành Chính sách miễn phí giáo dục mầm non chất lượng nhờ đó phụ huynh có thể gửi con họ đến các trường mầm non được tài trợ bởi chính phủ mà không tốn phí.

Dù chính sách này đã xóa đi gánh nặng học phí mầm non của một vài gia đình nhưng nó cũng tạo ra sự tách biệt giữa các trường mầm non miễn phí và các trường tự chủ, vì lợi nhuận. Tại các “trường danh tiếng”, học phí có thể cao hơn cả học phí Đại học và chính sách tuyển sinh hoàn toàn do nhà trường quyết định . Bởi vì tỉ lệ ghi danh quá đông  nên cạnh tranh để được chọn là rất căng thẳng. Nhiều giáo viên mầm non nói rằng nhiều trường vì lợi nhuận với học phí cao để tâm tới địa vị xã hội của bố mẹ học sinh hơn là phần phỏng vấn của con họ, chỉ rõ sự bất bình đẳng ăn sâu trong xã hội.

Đại dịch đã làm cho sự việc này trầm trọng hơn. Trong bài một nghiên cứu vào giữa 2020 của chúng tôi về quy trình chuẩn bị phỏng vấn cho bậc mầm non, chúng tôi đã nói chuyện với các phụ huynh, giáo viên, những người cung cấp dịch vụ chuẩn bị phỏng vấn, những nhà giáo dục đã cho thấy một vài ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp giãn cách xã hội. Tức giận vì tình hình “mầm non trên Zoom” mà họ cho là lãng phí tiền học, nhiều phụ huynh đã cùng nhau kéo con họ khỏi các trường mầm non. Kết quả là, một vài trường mầm non tư nhân đã phải cắt giảm đáng kể lương của giáo viên hoặc sa thải các đội ngũ giáo viên. Cùng lúc đó, như chúng ta cũng đã thấy, quy trình tuyển sinh mầm non càng trở nên áp lực hơn. Không chỉ có các nhiếp ảnh gia và người làm video kiếm lợi trên nỗi sợ và bất an của phụ huynh, thị trường giáo dục còn cung cấp ý kiến của chuyên gia và dịch vụ chuẩn bị mọi khâu cho quy trình tuyển sinh. Thông qua các lớp học phỏng vấn, những trẻ em rất nhỏ được dạy những kĩ năng xã hội, ngôn từ, và phép tắc. Những tư vấn viên còn hứa hẹn sẽ chia sẻ các mẹo để ghi nhớ tựa đề của các bộ phim hoạt hình và những cuốn sách ưa thích cũng như là cách hành xử “đúng”, chuẩn quy tắc để có thể ăn điểm trong lúc phỏng vấn.

Dù những lớp học trên không thể đảm bảo được thành công, nhưng chúng lại phổ biến giữa những người có khả năng chi trả cho chúng, phản ánh được xu hướng phó mặc trách nhiệm gia đình cho các chuyên gia ở thị trường giáo dục. Thay vì phải tự nghiên cứu văn hóa trường học, các chính sách và quy trình tuyển sinh, các phụ huynh này lại tìm các chuyên gia làm việc đó cho họ. Giống như một đại diện cho một công ty giáo dục từng nói rằng: “Việc đi làm và chăm sóc trẻ con là quá đủ bận rộn. Chúng tôi khuyên các phụ huynh giao những nhiệm vụ này lại cho những chuyên gia như chúng tôi. Bằng cách đó họ có thể dành thời gian cho con của họ.” Họ xem ra còn cung cấp một giá trị đi kèm cho các phụ huynh: giải tỏa áp lực.

Với một vài học sinh đăng kí vào các lớp học phỏng vấn lúc 1 tuổi, vài phụ huynh nghi vấn sự hiệu quả của các lớp học này. Một phụ huynh nói: “Tôi không nghĩ trẻ em ở tuổi này có thể thay đổi quá nhiều qua quá trình rèn luyện phỏng vấn.” Qua đó, một nhà giáo dục trong bài nghiên cứu của chúng tôi lo rằng trẻ em có thể mất đi tính chân thực khi chúng bị ép phải nhớ các câu trả lời mẫu được cung cấp bởi người hướng dẫn. Một lo lắng khác về sức khỏe tâm thần của trẻ khi chúng “rớt” phỏng vấn. Nhưng cùng một nhà giáo dục cũng đã cho biết mặc dù các phụ huynh có “biết là không phù hợp cho phát triển tâm sinh lý” khi cho con họ học các lớp phỏng vấn đó, “họ cảm thấy áp lực, bị ép và họ phải làm mọi thứ để giúp con họ trong hệ thống này”.

Đại dịch cũng đã chỉ rõ hơn bao giờ hết đã đến lúc xem xét lại sự thị trường hóa hệ thống tuyển sinh mầm non ở Hồng Kông và bất kì nơi nào có một thị trường giáo dục như vậy cũng đang nổi lên. Hệ thống hiện tại đặt quá nhiều áp lực lên các phụ huynh và trẻ em, cũng như làm trầm trọng bất bình đẳng xã hội. Cũng như Max, chúng tôi tự hỏi: “Tại sao chúng ta lại làm việc này?”

Các tác giả

Tác giả khách mời

Nutsa Kobakhidze

Tiến sĩ Nutsa Kobakhidze là trợ lý giáo sư tại Khoa Giáo dục, Đại học Hồng Kông. Cô có bằng MA của Cao đẳng Sư phạm, Đại học Columbia và bằng Tiến sĩ từ Đại học Hồng Kông.

Janisa Hui

Janisa Hui là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục tại Đại học Maryland, College Park. Cô ấy có bằng Thạc sĩ Giáo dục về Phát triển Con người và Tâm lý học của Trường Giáo dục Sau đại học Harvard.

Leave a comment