Bảo vệ lịch sử ở Philippines.

Nguồn: insidehighered.com ngày đăng: 09/06/2022

Biên dịch: Đặng Công Tịnh – Biên tập: Phan Trà Khúc

Học giả người Philippines kêu gọi bảo vệ cho sự thật lịch sử khi họ sẵn sàng đương đầu với Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr khi ông lên nắm quyền tổng thống đất nước vào cuối tháng.

Cuộc bầu cử thắng lợi của con trai Ferdinand Marcos đại diện cho sự trở lại ngoạn mục của gia đình này sau khi bị trục xuất khỏi đất nước vào năm 1990s. Ferdinand Marcos nắm quyền trong những năm 1965 đến 1986 đánh dấu một thời kỳ lũng đoạn, và thiết quân luật, và chế độ chịu trách nhiệm cho “10 ngàn người bị bắt và giam giữ oan, và hàng ngàn người khác bị tra tấn, bị buộc phải biến mất, và bị giết” Theo Amnesty International (tổ chức nhân quyền: Ân xá quốc tế – ND). Con trai Marcos đã bắt đầu đảo ngược câu chuyện này trong chiến dịch tranh cử của anh ta, vẽ nên chân dung của một thời kỳ vàng của Philippines. Các học giả sợ rằng một khi anh ta nắm quyền, chính quyền của anh ta sẽ nỗ lực xóa bỏ sự thật về di sản đen tối mà cha ông ta đã để lại, viết lại lịch sử và đàn áp tự do học thuật.

“Chiến thắng có thể đoán trước của Ferdinand Marcos con và phó thủ tướng Sara Duterte báo hiện một một cuộc đấu tranh căng thẳng bảo vệ kiến thức lịch sử”. họ viết

“Chúng tôi thề sẽ đấu tranh chống lại mọi nỗ lực xem xét lại lịch sử để xuyên tạc và làm sai lịch sử để phù hợp ý chí của nhà Marcos cùng đồng minh để củng cố quyền lực của họ”.

Francis Gealogo, giáo sư sử học tại Đại học Ateneo de Manila và là một trong những tác giả của bài tuyên bố nói với Times Higher Education rằng, chiến dịch của Marcos đã bắt đầu lợi dụng mạng xã hội để “lan truyền sự xuyên tạc lịch sử và thông tin sai sự thật” và các học giả phải “đối đầu trực tiếp với những tên truyền giáo”.

Việc số hóa lịch sử của quốc gia đã bắt đầu, các học giả đang làm việc để bảo vệ các dữ liệu gốc từ thời đại đó, ông nói.

Franz Jan Santos, một giảng viên lịch sử tại Ateneo de Manila, đồng ý rằng các học giả cần tiếp tục “để mắt tới việc các câu chuyện mà chính quyền này sẽ kể”.

Nhưng ông ấy thể hiện sự thất vọng vì các học giả không thể làm gì để tác động tới công chúng và đảo chiều lại những thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử gần đây.

“Chúng ta cần tìm những cách tốt hơn để dạy và ảnh hưởng các diễn thuyết công chúng. Tôi nghĩ đây là điều chúng tôi đã thất bại, giống ở Mỹ, nơi công chúng không có lòng tin vào cộng đồng học giả và các chuyên gia nói chung. Chúng ta cần xây dựng lòng tin và mở rộng tầm ảnh hưởng”. ông nói

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các học giả đối với việc giáo dục học sinh của họ về quyền biểu tình của công dân.

Trong các sau cuộc bầu cử của Marcos, học sinh đã xuống đường biểu tình phản đối chức vụ tổng thống của ông ta

Trường Đại học Santos đã bắt đầu tiến hành hợp tác với các luật sư tình nguyện viên để đảm bảo các học sinh biết quyền của mình nếu họ bị chính quyền tiếp cận khi đang biểu tình.

“Thời điểm then chốt hiện tại rất nguy hiểm”. Jonas Abadilla, sinh viên kỹ thuật hóa học năm thứ tư tại Đại học Philippines, Diliman, và là chủ tịch hội đồng sinh viên của trường.

Abadilla nhấn mạnh rằng trong thời kỳ của Marcos, Đại học Philippines “trở thành pháo đài” bảo vệ các nạn nhân khỏi đàn áp, đưa ra tuyên bố rằng một lần nữa sẽ bảo vệ các sinh viên chống lại sự can thiệp của lực lượng chính quyền và hỗ trợ họ trong sự cố gắn nhãn đỏ – khi họ bị các đối thủ chính trị gắn mác cộng sản, điều mà bản thân Abadilla đã trực tiếp trải qua.

Leave a comment