Chính sách giáo dục mới của Ấn Độ: Những dòng chảy hòa thành con sông

Nguồn: The Diplomat Đăng ngày: 31/07/2020

Biên dịch: Lê Trần Bảo Ngọc – Biên tập: Lê Nguyễn Duy Hậu.

Sự kết hợp những dòng chảy nghệ thuật, thương mại và khoa học trong các trường học Ấn Độ là một quyết định hay.

Vào ngày 29/07/2020, chính phủ Ấn Độ đã thông qua và tuyên bố công khai một chính sách giáo dục mới. Đây là một tập hợp các cải cách bao gồm nhiều ý tưởng và hứa hẹn, từ chương trình đào tạo dạy nghề đến giáo dục đại học. Một vài sự thay đổi được hứa hẹn sẽ được thực hiện triệt để. Dù bây giờ chính sách đã được thông qua nhưng như thường lệ, điều khủng khiếp nằm ở khâu thực thi chính sách mới. Bản thân mục đích của chính sách tham vọng này là thứ đáng để bàn tới mặc dù tôi (tác giả: Krzysztof Iwanek) sẽ chỉ giới hạn bản thân vào một khía cạnh như sau: Chính sách mới này tuyên bố sẽ thiết lập một chương trình giảng dạy chung cho các lớp học cuối cấp . 

Tại thời điểm bài báo này được viết, chúng ta vẫn chưa có trong tay toàn văn của chính sách kể trên. Tuy nhiên, bản tóm tắt các điểm chính của chính sách này vẫn có thể được tìm thấy từ nhiều nguồn, như trang web cá nhân của Thủ tướng Narendra Modi Bản tóm tắt này gần giống với dự thảo chính sách được công bố năm năm 2019 với độ dài 484 trang – link.

Việc giảng dạy tại các trường học Ấn Độ phân thành ba nhánh riêng biệt đối với 2 lớp cuối cùng ở bậc trung học phổ thông. Những nhánh này bao gồm: Khoa học, Thương mại, và Nghệ thuật (hay Khoa học nhân văn: bao gồm triết học, văn học, mỹ thuật). Sự phân chia này xuất hiện tại khối lớp 11 và 12 (khi học sinh đủ 17-18 tuổi) ở trình độ dự bị đại học (intermediate college)(*). Mặc dù có tên gọi là dự bị đại học, nhưng thật ra đây là cấp học cuối cùng trước khi vào đại học. Vì vậy, bằng cách cho các em chọn ngành nghề yêu thích, sự chuyên môn hóa này nhằm trang bị tốt hơn cho các em thanh thiếu niên để tiếp tục theo đuổi việc học hoặc đi làm trong tương lai.

(*) ND – Intermediate college (or Junior college): India follows the procedure of schooling till 12th grade, however, some states like Maharashtra, Odisha, Assam etc. only provide schooling till the 10th standard and the students are admitted in intermediate(junior) colleges after that for their further education. They can also refer to pre-university colleges and many are even co-located with degree colleges, thus varying from one country to another. The purpose of Intermediate college is to provide students with the relevant skills and prepare them for higher education. 

Các trường học ở Ấn Độ theo hệ thống 12 cấp học. Tuy nhiên, ở một số bang như Maharashtra, Odisha, Assam… áp dụng hệ giáo dục với 10 cấp học (lớp 10 là lớp cuối cùng). Sau đó, học sinh sẽ được nhận vào các trường dự bị đại học để học thêm 2 năm ( tương đương với lớp 11 và 12).Mục đích của các trường này là để trang bị các kỹ năng liên quan cho việc làm hay việc học tiếp lên đại học.

Tuy nhiên, theo chính sách giáo dục mới, dường như các nhánh học kể trên rốt cuộc cũng sẽ hòa vào thành một dòng bởi vì những nội dung của chúng sẽ được trộn lẫn vào trong cùng một chương trình giảng dạy. “Sẽ không còn sự phân chia khắt khe giữa Nghệ thuật và Khoa học”, chính sách giáo dục mới của Ấn Độ tuyên bố (Thương mại không được đề cập ở đây nhưng chắc chắn sẽ không bị bỏ qua và xem như một nhánh riêng biệt). Tuy vậy, học sinh vẫn sẽ có được “sự linh hoạt gia tăng và quyền lựa chọn các môn học”.  Điều này có nghĩa là bây giờ học sinh không lựa chọn giữa các chương trình học nữa mà là giữa các tập hợp môn học trong cùng một chương trình giảng dạy.

Chính sách không tuyên bố rõ ràng rằng các nhánh ngành sẽ biến mất, nhưng dường như chắc chắn đây là điều sẽ xảy ra. Dự thảo năm 2019 củng cố thêm cho kết luận này.  Theo đó, dự thảo đề xuất một hệ thống giảng dạy ở bậc trung học phổ thông  với “một vài môn học chung bắt buộc cho tất cả, song song với một sự linh hoạt trong việc chọn các môn tự chọn.” Không chỉ là các nhánh ngành mà các trường dự bị đại học cũng sẽ biến mất và được nhập chung vào các trường trung học phổ thông – bây giờ là các trường học dành cho khối lớp 9 đến 12 (độ tuổi từ 14-18).

Giải pháp này liên quan đến một vài vấn đề cốt lõi trong cuộc thảo luận về giáo dục. Liệu giáo dục trung học và phổ thông nên được xem là giáo dục thực tiễn, là một hệ thống để chuẩn bị học sinh cho cuộc sống nghề nghiệp và trang bị cho các em các kỹ năng thực tiễn khác, hay nó nên được xem như một hệ thống kiến thức mở rộng mà trong đó, không phải tất cả môn học đều trực tiếp hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày? 

Chọn một chương trình học chuyên sâu, thậm chí trước khi bắt đầu đại học được xem là mang tính thực dụng. Điều này khiến học sinh có sự chuyên sâu sớm hơn, tránh việc bắt buộc các em học nhiều môn khác nhau cùng một lúc. Đồng thời việc này cũng giúp trao cho học sinh quyền tự chủ,, tạo cho các em một cơ hội để theo đuổi những con đường kiến thức các em yêu thích (với điều kiện lài phụ huynh không tham gia chọn sẵn cho các em, và trường nơi em theo học có khả năng đáp ứng cho sự lựa chọn này).

Có một luận điểm khác nữa và chính tôi cũng ủng hộ đó là: Giáo dục, theo một cách lý tưởng, là vì sự phát triển toàn diện của một cá nhân. Một phạm vi rộng lớn của các môn học tạo gánh nặng cho học sinh với nhiều thứ phải học (trên phương diện các bể thông tin đa dạng), nhưng nó cũng giúp mở rộng tầm nhìn của học sinh. Ngược lại, sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) (**) dẫn tới sự thu hẹp phạm vi học tập, và thường sẽ làm suy giảm vai trò của các môn khoa học nhân văn. Ví như khi lựa chọn giữa Toán học và Triết học, hầu hết chúng ta sẽ nhận định rằng môn học nào hữu dụng cho cuộc sống hơn? 

(**) ND – Pragmatism: an approach that assesses the truth of meaning of theories or beliefs in terms of the success of their practical application. 

Một cách tiếp cận mà theo đó đánh giá ý nghĩa của các lý thuyết hoặc niềm tin dựa trên phương diện lợi ích thực tiễn.

Hãy để tôi đưa ra một ví dụ về một lĩnh vực mà tôi có hiểu biết sâu sắc hơn so các lĩnh vực khác trong giáo dục Ấn Độ: Sách giáo khoa lịch sử. Sách giáo khoa được xuất bản bởi cơ quan hữu quan của chính phủ trung ương là NCERT thì chắc chắn là có giá trị. “Our Pasts “ (Hamare Atit – Quá khứ của chúng ta) là quyển sách được sử dụng cho khối lớp 6 và 7, trong đó đưa ra một quan điểm thú vị về lịch sử Ấn Độ như là kết quả của sự giao thoa nhiều cộng đồng khác nhau. Tiếp theo đó là “India and the Contemporary World” (Bharat aur Samkalin Vishva – Ấn Độ và thế giới đương đại)  là cuốn sách được sử dụng cho khối lớp 9 và 10, theo đó giúp các em học sinh có thể thấy lịch sử Ấn Độ đương đại đặt trong bối cảnh như một phần của bức tranh rộng lớn của lịch sử thế giới. Lịch sử Ấn Độ tiếp tục được giảng dạy ở khối lớp 11 và 12 nhưng cùng với nó, lịch sử của các quốc gia khác bắt đầu xuất hiện rõ nét, và đã có riêng một quyển sách tập trung nói về chủ đề này, đó là: “Themes in World History (Vishva Itihas Ke Kuch Vishay – Các chủ đề trong lịch sử thế giới). Tuy nhiên, nhiều học sinh không được học tài liệu sau cùng này bởi vì giờ đây các em chọn những nhánh ngành khác (Lịch sử thuộc về nhánh ngành Nghệ thuật). Vì vậy, các em mất cơ hội để tìm hiểu thêm về lịch sử của các quốc gia khác. Và vì các em đã chọn những nhánh ngành khác, khả năng là các em cũng sẽ không học lịch sử của các nước khác ở bậc đại học.

Hơn nữa, các lựa chọn đầy đủ cho cả ba nhánh học có thể chỉ có ở các trường học lớn và tại những đô thị lớn.  Đối với một vài trường tư ở các thị trấn có quy mô vừa ở Ấn Độ mà tôi đã ghé thăm, thì thực tế là họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài nhánh ngành duy nhất đó là Khoa học. Sự yêu thích nổi trội đối với các chương trình giáo dục Khoa học và việc giới hạn nguồn lực làm cho việc giảng dạy nhiều tập hợp môn học khác nhau không khả thi tại các trường tư này. 

Trong trường hợp có một luận điểm phản biện được đưa ra rằng các trường học tôi ghé thăm đều là trường tư, thì câu trả lời là ngay cả một trường dự bị đại học ở Ấn Độ, thậm chí là một trường tư, căn bản đều tuân theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Mục tiêu chính của trường dự bị đại học là chuẩn bị học sinh cho các kỳ thi dẫn tới cánh cổng đại học. Vì các kỳ thi này được tổ chức bởi nhà nước, nên đương nhiên là các trường dự bị đại học cũng sẽ tuân tuân theo chương trình giáo dục chung (public curriculum). Vì vậy, những trường học tôi đã đề cập ở trên cho dù có là trường tư đi chăng nữa thì họ vẫn theo hệ thống chính phủ, mặc cho những trường này có một nhóm khách hàng chuyên biệt để phục vụ. Điều này cũng có nghĩa là nếu Chính Sách Giáo Dục Mới được thông qua, các trường tư cũng sẽ nói theo cách trường công sẽ thực hiện, đó là hợp nhất ba nhánh ngành vào làm một.

Rõ ràng đang có nhiều dấu hỏi đối với chính sách hiện tại của New Delhi nhằm loại bỏ sự phân chia chương trình học một khắt khe đối với khối lớp 11 và 12. Liệu Chính phủ có thể thi hành sự cải cách này không? Những môn học nào sẽ là bắt buộc cho tất cả học sinh và môn học nào sẽ là tự chọn? Liệu rằng việc cải cách này có tạo nhiều gánh nặng cho các em học sinh? Bao nhiêu sách giáo khoa cần thay đổi và khi nào Chính phủ có thể thực hiện sự thay đổi này? Cuộc cải cách này sẽ chỉ bao gồm các trường học trực thuộc cơ quan chính phủ trung ương (The central government institutions) hay cả các trường thuộc bộ giáo dục của các bang (The state education boards) (vì Ấn Độ là một liên bang, các cơ quan giáo dục  công có ở cả 2 cấp bậc)?  Trường học có thể thích nghi với sự cải cách này trên phương diện cần tuyển dụng thêm nhân lực lành nghề để đáp ứng nhu cầu của các môn học mới? Chính sách mới ảnh hưởng tới các giáo viên và lựa chọn nghề nghiệp của họ như thế nào?

Trong khi kế hoạch đã được tuyên bố và những nghi ngờ vẫn tồn tại, ý tưởng hợp nhất các nhánh ngành vẫn được chứng minh là quyết định khôn ngoan. Vì đây có thể là một nỗ lực để tìm thế cân bằng giữa các môn học tự chọn và bắt buộc trong cùng một chương trình học (thay vì ba chương trình giáo dục tách biệt). Vì vậy, kế hoạch có thể bảo vệ một phần lớn việc giảng dạy các môn Khoa học nhân văn khỏi bàn tay sắt của chủ nghĩa thực dụng.

Leave a comment