Đài Loan: Cải Cách giáo dục tiến bộ

Nguồn: Unrepresented Nations & Peoples Organization – Đăng ngày: 25/08/2015

Biên dịch: Mai Chi – Biên tập: Phạm Thủy Tiên

Đài Loan đang ở giữa kế hoạch cải cách giáo dục triệt để khi nước này tìm cách tập trung nhiều hơn vào tính sáng tạo trong lớp học. Hy vọng rằng phương pháp giảng dạy mới này sẽ giúp học sinh có nhiều khả năng đổi mới và thể hiện bản thân hơn. Sự cải cách này phản ánh mong muốn của Đài Loan trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sự độc đáo so với các nước láng giềng Đông Á.


Thành phố Đài Bắc của Đài Loan đang lên kế hoạch cải cách triệt để hệ thống giáo dục, nhằm tạo ra sự khác biệt ở Đông Á bằng cách phát huy tính sáng tạo và sáng kiến của học sinh thay vì hình thức học thuộc lòng đang chi phối việc học trên lớp ở khu vực này trên thế giới.
Được khuyến khích bởi tỷ lệ sinh thấp và nhận thức rằng sự đổi mới công nghệ cao ở những nơi khác của Châu Á đang vượt trội hơn ngành công nghệ thông tin vốn được đánh giá cao của Đài Loan, Bộ Giáo dục đã rút ra các mẫu giảng dạy từ những lớp học xa xôi ở Phần Lan và New Zealand.
Chương trình giảng dạy mới được Bộ Giáo dục phê duyệt sẽ bắt đầu vào năm 2018, trang bị lại bài tập trên lớp từ lớp một đến trung học.
Cách tiếp cận này nhằm để khuyến khích học sinh đổi mới và ứng biến, đồng thời thể hiện nhiều hơn và suy nghĩ rộng hơn về thế giới. Chương trình học truyền thống hiện tại của Trung Quốc ở đây, một sự kế thừa từ giai đoạn các triều đại của Trung Quốc, được xây dựng dựa trên việc kiểm tra trí nhớ của học sinh.
Bộ chưa xây dựng nội dung lớp học cũng như các phương pháp giảng dạy cụ thể. Nhưng sáng kiến này vấp phải sự phản đối gay gắt từ các bậc cha mẹ, họ cho rằng những thay đổi này sẽ bắt con cái họ tham gia các lớp học phụ đạo để bù đắp cho những bài học chưa được học trên lớp.
“Những học sinh của chúng tôi cần phải sáng tạo hơn” Ma Hsiang-ping, thư kí điều hành của Văn phòng Giáo dục Đại Học, Đổi mới và Chuyển đổi. “Mọi thứ bây giờ không giống như 20 năm trước”
Đồng thời, các tiêu chí tuyển sinh đại học của Đài Loan sẽ bắt đầu nhấn mạnh vào phỏng vấn các thí sinh và trải nghiệm của học sinh bên ngoài trường học, bên cạnh các kì thi tuyển sinh được sử dụng hiện nay.
“Hệ thống giáo dục dựa trên kì thi của chúng tôi quá khắc nghiệt và không tốt cho bất kì ai. Chúng tôi sử dụng nó chỉ vì lợi ích tăng trình độ học tập tiếp theo” theo Chu Chen, một học sinh trung học cơ sở ở Đài Bắc cho biết khi cậu chuẩn bị bắt đầu năm học cuối cùng vào 31/8. “Bạn không cần đòi hỏi quá nhiều sự đồng nhất”
Một phần động lực cho sự thay đổi đến từ mong muốn của quốc đảo này đến các công ty khởi nghiệp có thể dễ dàng sản sinh hơn và công nghệ tiên tiến. Các công ty khởi nghiệp rất quan trọng đối với ngành công nghệ cao của Đài Loan, chiếm khoảng 1/4 GDP của quốc gia.
Từ những năm 1980, lĩnh vực công nghệ thông tin của Đài Loan dựa vào hợp đồng làm việc hơn là các thiết kế của riêng mình. Tuy nhiên, các đơn đặt hàng hợp đồng hiện đang chảy đến Trung Quốc, Việt Nam và những nơi khác của Châu Á với chi phí sản xuất thấp hơn.
Bà Ma cho biết những sinh viên tốt nghiệp trung học thể hiện sự độc đáo trong các cuộc phong vấn và đạt được vòng nguyệt quế trong hoạt động ngoại khoá trong đơn xin vào đại học của họ sẽ có nhiều khả năng thành lập công ty sau này.
“Cải cách hệ thống giáo dục sẽ giúp khuyến khích đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, đây là cách chắn chắn để Đài Loan thúc đẩy sự cạnh tranh và duy trì hiệu quả kinh tế lâu dài”, Ma Tieying, một nhà kinh tế học của ngân hàng DBS ở Singapore cho biết.
Ở Đài Loan ngày nay, cũng như ở nhiều nước Đông Á khác, học sinh có khả năng nhớ lại tốt sách giáo khoa – thường được hỗ trợ bởi các bài học ôn tập sau giờ học và các buổi luyện thi trước kỳ thi – đạt được điểm kiểm tra tiêu chuẩn quyết định liệu họ có vào được các trường trung học hàng đầu hay không và sau đó các trường đại học hàng đầu.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ Đài Loan nhấn mạnh rằng quốc gia cần phải tìm ra một bản sắc khác biệt với các quốc gia Đông Á khác.
Ở Trung Quốc, kì thi tuyển sinh đại học vào tháng 6 mỗi năm gây rất nhiều áp lực cho học sinh trung học đến nỗi mà các bậc cha mẹ cố gắng ngăn chặn các công trình xây dựng ồn ào để con cái họ có thể yên tâm học hành. Học sinh Nhật Bản dùng thành ngữ “Bốn giờ trôi qua, năm giờ thất bại” (four hours pass, five hours fail) để mô tả số lượng giấc ngủ cần thiết trước kỳ thi xếp lớp trung học.
Nhà xuất bản sách, nhà sử học Yang Lianfu cho biết Đài Loan muốn trở nên giống các nước Phương Tây hơn “Các quan chức giáo dục nghĩ rằng ánh sáng ở Phương Tây tươi sáng hơn, trường học ở đó hạnh phúc và thoải mái hơn”, Ông cho biết.
Bộ Giáo dục cho biết việc thiếu đổi mới khiến quá nhiều người trong số 300.000 sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm làm những công việc truyền thống hơn là những công việc mạo hiểm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.
“Các bậc cha mẹ Đài Loan, theo văn hoá của họ, coi trọng sự ổn định, bao gồm cả công việc ổn định, những vẫn có nhiều học sinh muốn ra ngoài và làm gì đó khác biệt” Bà Ma cho biết.
Các quan chức Đài Loan lo lắng hơn nữa về sự cạnh tranh bởi hòn đảo này có tỉ lệ sinh thấp thứ ba thế giới, một mối đe doạ đến lực lượng lao động tương lai, và nhiều trường trong số 160 trường đại học của họ có ít thành tích học thuật và mở cửa cho hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, học sinh và phụ huynh hoài nghi về các cải cách, lo lắng rằng các lớp tư nhân sẽ cần thiết để bổ sung cho việc học.
“Những thay đổi là hợp lý, nhưng cách bạn thực hiện nó mới là điểm mấu chốt”. Yang Shang-en, sinh viên năm thứ ba chuyên ngành thiết kế của trường đại học ở Đài Bắc, cho biết. “Nếu tôi phải học thêm các lớp bên ngoài để phát triển một số tài năng khác, điều kiện là chính phủ yêu cầu điều đó, thì đó sẽ là một gánh nặng đối với tôi.”

Leave a comment