Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã mang lại hàng trăm triệu đô la cho Giáo dục Đại học

Nguồn: insidehighered.com – Đăng ngày: 06/03/2023

Tác giả: Dr. Jason Wingard

Biên dịch: Nguyễn Kim Ngân – Biên tập: Uyên Thanh

Các công ty nhiên liệu hóa thạch đã tài trợ hơn 700 triệu đô la cho các chương trình nghiên cứu tại 27 trường cao đẳng và đại học từ năm 2010 đến năm 2020, theo một thông tin mới từ Data for Progress – tổ chức nghiên cứu và tư vấn vận động chính sách tại Mỹ.

Nguồn: britannica.com

Các trường đại học nhận được nhiều nhất từ khoản tài trợ này bao gồm Đại học California, Berkeley (154 triệu USD); Đại học Illinois tại Urbana-Champaign ($108 triệu); Đại học Stanford ($56 triệu); và Đại học Texas ở Austin (40 triệu USD). Và sáu công ty nhiên liệu hóa thạch—bao gồm BP, ExxonMobil và Shell—là nhà tài trợ phần lớn kinh phí cho giáo dục đại học.

Một nghiên cứu được xây dựng từ dữ liệu có sẵn—bao gồm biểu mẫu thuế 990 của các công ty nhiên liệu hóa thạch, các báo cáo tài chính hàng năm của các trường đại học và thông cáo báo chí về các khoản đóng góp—có thể không đưa ra bức tranh đầy đủ về các khoản đầu tư cho giáo dục đại học, vì không có quy định yêu cầu việc báo cáo liên quan đến quà tặng cá nhân hoặc các khoản tài trợ như này.

Bảy trăm triệu đô la “có lẽ là mức tối thiểu”, Grace Adcox, nhà phân tích các kết quả thăm dò ý kiến ​​của Data for Progress, nói với The Guardian. “Có quá ít sự minh bạch xung quanh những “món quà” này.”

Nhiều trường đại học được liệt kê trong báo cáo đã rêu rao về những cam kết của họ trong việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Một số, như Đại học Berkeley và Princeton, đã rút vốn của họ khỏi các công ty nhiên liệu hóa thạch; những trường khác, như MIT và Stanford, đã nhiều lần từ chối lời kêu gọi rút vốn.

Những quan ngại về tác động của các khoản đầu tư từ ngành dầu khí đến hướng đi thực hiện nghiên cứu – đặc biệt là các nghiên cứu về biến đổi khí hậu – đã được khơi mào lại cách đây một năm. Sau khi một nghiên cứu trên tạp chí Nature phát hiện ra bằng chứng cho thấy các trung tâm và phòng thí nghiệm được tài trợ bởi các công ty này tập trung nghiên cứu về những nhiên liệu thay thế là metan và khí tự nhiên, thay vì các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời hoặc gió. Những lo ngại này cũng đã dấy lên một cuộc tranh luận tại Đại học Stanford về việc có nên chấp nhận nhận các khoản tài trợ từ các công ty dầu khí hay không.

Leave a comment