Một Thế Giới Đang Nóng Lên

Nguồn: The New York Times – Ngày đăng: 02/07/2022

Tác giả: German Lopez

Biên dịch: Nguyễn Kiều Phương Trinh – Biên tập: Phan Trà Khúc

Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vốn đã không công bằng.

Ấn Độ góp tay vào biến đổi khí hậu không nhiều: Với dân số chiếm 18 phần trăm của dân số thế giới, nứoc này chỉ thải ra 3 phần trăm khí thải nhà kính.

Nhưng Ấn Độ lại đang chịu đựng trước biến đổi khí hậu. Nó đang xảy ra ngay bây giờ: ba tháng vừa qua, sóng nhiệt đã tàn phá Bắc Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan. Nhiệt độ đã vượt qua 110 độ F. Và nóng đến nổi các loài chim phải dời chỗ khỏi Gurgaon, Ấn Độ và cây cầu lịch sử ở Bắc Pakistan sụp đổ do hiện tượng nước lũ sau khi tuyết và đá tan ở hồ sông băng.

Các nhà khoa học nói nóng lên toàn cầu gần đây nhất định đóng một vai trò trong hiện tượng sóng nhiệt này. Và nhiệt độ tăng làm thời tiết ngày càng nóng một cách thất thường diễn ra thường xuyên hơn không chỉ ở Ấn Độ và Pakistan mà còn ở trên thế giới, bao gồm nước Mỹ. 

Người dân hiện cố gắng ở trong  nhà nhiều nhất có thể, đặc biệt là vào giờ trưa. Chính phủ cũng ủng hộ việc này, thúc đẩy nhà trường đóng cửa sớm và các công ty cần thay đổi thời khóa biểu làm việc. Các biện pháp làm giảm số lượng ca tử vong – với ít hơn 100 ca được ghi nhận, con số này ít hơn so với các  từ làn sóng nhiệt các năm trước đã tước đoạt mạng sống của hàng ngàn người. 

Nhưng các biện pháp này cũng có sự đánh đổi. Thời gian ở các trường học bị cắt ngắn, nên thời gian mà học sinh dành cho việc học sẽ phải ít hơn. Mọi người không đến công sở, nên công việc cũng bị giảm năng suất. Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến công việc của những người nông dân khi họ phải ở trong nhà nhiều hơn và việc thu hoạch trở nên kém hiệu quả, nên năng suất cây trồng giảm và giá lương thực toàn cầu tăng. Đời sống xã hội gặp khó khăn. 

Tình trạng này làm cho tôi liên tưởng đến nhiều ảnh hưởng hỗn hợp của các đợt cách ly Covid: các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể giúp giảm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất, nhưng cũng lại có những cái giá tương ứng. “Chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của mọi người, nhưng sinh kế lại mất đi.”, Roxy Koll, nhà khoa học khí hậu ở Ấn Độ cho hay. 

Và còn rất nhiều người phải đi ra ngoài dưới dưới nhiệt độ nóng như vậy. Koll chia sẻ với tôi rằng con trai của ông ấy hiện có các dấu hiệu của sốc nhiệt sau khi tan học. Ở Delhi, cái nóng oi bức của buổi trưa làm cho Chandni Singh, nhà khoa học khí hậu, “cực kỳ mệt mỏi, đau đầu, và mất nước toàn thân” vào ngày tiếp theo, cô viết trên Times Opinion. 

Nguồn: Independent

Sự chênh lệch toàn cầu 

Về địa lý của những nước nghèo – nhiều nước gần Xích đạo – không chỉ là nguyên nhân duy nhất mà biến đổi khí hậu là một gánh nặng cho họ. Nghèo đói cũng là một nhân tố khác, khi mà họ có quá ít nguồn lực để thích nghi.

“Biến đổi khí hậu là một trong những sự bất bình đẳng sâu sắc nhất trong thời đại ngày nay,” đồng nghiệp Somini Sengupta của tôi chia sẻ, phóng viên khí hậu toàn cầu người viết bản tin khí hậu của The Times. “Những ai không gây ra nhiều vấn đề nhất là những người cảm nhận rõ những ảnh hưởng nhất.”

Có một sự đối nghịch dối với khủng hoảng khí hậu. Bởi vì Ấn Độ không bao giờ hoàn toàn công nghiệp hóa, khí thải nhà kính không được thải ra nhiều so với Mỹ, các nước Châu Âu và những nước giàu khác. Nhưng bởi vì đất nước vẫn chưa công nghiệp hóa nên sẽ có ít nguồn lực hơn để thích nghi khi so với những nước giàu và ô nhiễm hơn. 

Ít hơn 10 phần trăm người dân Ấn Độ có máy lạnh ở nhà. Nhiều người không có nguồn điện để dùng và việc này làm cho họ cũng không dùng quạt được. Vấn đề gần đây là đặc biệt tồi tệ khi mà việc thiếu hụt than gây mất điện. 

Vấn đề căng thẳng ở đây là: để mà thích nghi, thì các quốc gia phải sử dụng công nghệ hiện đại. Nhưng từ khi công nghệ thường yêu cầu dầu mỏ và than đá làm tăng việc nóng lên toàn cầu, việc sử dụng  chúng làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, và hậu quả là, gây nên thời tiết khắc nghiệt. Và thời tiết cũng yêu cầu thêm nhiều sự thích nghi hơn. 

Việc ngày càng đổ xô sử dụng các loại công nghệ năng lượng sạch, như năng lượng mặt trời và gió, là một sự cố gắng để giảm sự căng thẳng này – để cho các nước thực hiện việc công nghiệp hóa khi không có sự góp mặt của sự ô nhiễm gây nóng lên toàn cầu. Khi thế giới có quá nhiều thiên tai về khí hậu, sự nỗ lực này đang chiến đấu với thời gian để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng như ở Ấn Độ.

Leave a comment