Động lực nào cho hệ thống trường nghề ở Trung Quốc trong tương lai.

Biên dịch: Đặng Công Tịnh – Biên tập: Phan Trà Khúc

Nguồn: thediplomat.com đăng ngày:12/2021

Vào mùa hè năm 2021, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các chính sách quyết liệt nhằm cải cách  giáo dục. Trong chiến dịch cùng hướng tới thịnh vượng chung, các chính sách này hướng đến mục tiêu giúp cho tất cả gia đình đều có thể chi trả cho giáo dục và làm giảm đi sự cạnh tranh khốc liệt trong kỳ thi quốc gia vào Đại học (cao khảo). Chỉ sau một đêm, các chính sách này đã đàn áp các trường chuyên nhồi nhét kiến thức để giúp học sinh đậu đại học; việc này đã đã khiến vài cơ sở giáo dục tư thục lớn lao đao. Bên cạnh việc đàn áp này, Bộ Giáo dục đã công bố một dự án tham vọng nhằm mở rộng hệ thống trường dạy nghề ở Trung Quốc. 50% học sinh trung học sẽ vào các trường kỹ thuật thay vì các trường trung học định hướng học thuật.

Chính phủ Trung Quốc coi lực lượng lao động thiếu kỹ năng và đào tạo là rào cản lớn đến với sự chuyển dịch sang quyền lực sáng tạo của Trung Quốc. Hiện nay, khoảng 70% lực lượng lao động người Trung Quốc không những không hoàn thành giáo dục phổ thông mà còn thiếu tiềm năng cho phát triển vốn nguồn nhân lực. Trung Quốc dự kiến sẽ  thiếu hụt 30 triệu lao động có tay nghề ở khu vực sản xuất vào năm 2025. Vì thế, trong kế hoạch phát triển, chính phủ Trung Quốc ưu tiên đào tạo công nhân có kỹ năng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 nhấn mạnh yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng. Bộ an ninh xã hội và nguồn nhân lực tiến hành một chiến dịch nhằm tăng 40 triệu công nhân có kỹ năng trong kế hoạch 5 năm lần này.

Nguồn: asiasociety.org

Chính phủ Trung Quốc tin rằng cách giải quyết cho vấn đề cấp bách này là mở rộng hệ thống đào tạo nghề. Nhiều người quan sát cho biết Trung Quốc đang học theo hệ thống giáo dục của Đức nơi đã đào tạo thành công những công nhân và kỹ sư có tay nghề nhờ hệ thống trường kỹ thuật vững chắc hỗ trợ cho nền công nghiệp sản xuất sáng tạo. Bộ An ninh xã hội và nguồn nhân lực lên kế hoạch tăng tốc mở rộng hệ thống đào tạo nghề và cho tốt nghiệp 2 triệu công nhân có học vấn cao vào năm 2025. Chính sách này cụ thể nhắm vào vùng sâu vùng xa nơi mà tỉ lệ nhập học vào bậc học sau THCS là 40%. Chính phủ hứa sẽ  bỏ học phí trường nghề và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa.  

Để hiểu được tính khả thi của trường kỹ thuật ở Trung Quốc, chúng ta có thể so sánh nó với hệ thống trường nghề ở Nam Hàn. Giáo dục nghề nghiệp ở Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với động lực tham vọng này của Trung Quốc. Tổng thống Park Chung-hee đã thúc đẩy sự thành lập hệ thống các trường phổ thông dạy nghề vào những năm 1960. Ông Park không tin rằng công nghiệp hóa cần đến sự gia tăng số lượng nhập học Đại học. Số lượng Đại học tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nan giải ta đang đối mặt. Vì vậy ông Park thấy được các trường kỹ thuật là cách giải quyết để cung cấp đào tạo kỹ thuật nghề cho sự bùng nổ nhân công lớn ở các ngành công nghiệp nhẹ. Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập hệ thống trường nghề kiểu Đức, và các trường kỹ thuật trên đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các kỹ sư và kỹ thuật viên cho việc nâng cấp nền công nghiệp]. Trong những năm 1970, chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh hệ thống trường nghề và định hướng chương trình từ kỹ năng thủ công sang kỹ thuật cho các ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Kể từ những năm 1990, trường kỹ thuật đã đào tạo các công nhân có kỹ năng cho sự bùng nổ ở khu vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT).

Hệ thống đào tạo nghề thu hút nhiều nhóm đối tượng ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Ở Hàn, hệ thống trường nghề thu hút những học sinh tài năng và giỏi nhất. Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh nghèo, cho rằng vào được trường kỹ thuật rất là vinh dự. Các học sinh trung học tiềm năng thường cần có thư giới thiệu từ các lãnh đạo của trường trung học đảm bảo một suất vào các trường cao đẳng kỹ thuật. Chính phủ cũng mở rộng học bổng để thu hút các học sinh xuất sắc bất kể tình hình tài chính của gia đình họ. Không giống như trường hợp của Hàn Quốc, các trường kỹ thuật ở Trung Quốc nổi tiếng với tiêu chuẩn học thuật thấp nhận đầy những học sinh “rơi rớt” không tài giỏi. Trường kỹ thuật luôn là lựa chọn thứ 2 đối với các phụ huynh Trung Quốc. Học sinh phải làm bài kiểm tra đầu vào trung học phổ thông sau lớp 9, với những ai qua được điểm sàng nhất định thì đủ tiêu chuẩn để tiếp tục trung học định hướng học thuật. Những học sinh không qua được mức sàng đó thì  phải  học ở các trường kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Các trường cao đẳng nghề ở Hàn Quốc được biết đến với tiêu chuẩn học thuật nghiêm khắc. Trải qua nhiều lần đổi mới chương trình, các trường này không chỉ dạy học sinh các kỹ năng kỹ thuật mà còn cải thiện khả năng học tập suốt đời của họ. Chính phủ Hàn Quốc thông qua Đạo luật Chứng nhận Kỹ thuật Quốc gia vào năm 1973 cho phép chính phủ đề ra tiêu chuẩn và quản lý chất lượng giáo dục nghề. Bên cạnh đó, việc xây dựng bài kiểm tra chất lượng kỹ thuật quốc gia (KTCLKTQG) vào năm 1974 cũng tạo nên một khung chuẩn cho việc học của các sinh viên trong lúc họ còn học ở trường nghề. Tất cả học sinh phải đậu bài thi này để có thể tốt nghiệp. So với các trường nghề ở Hàn,  các trường nghề  ở Trung Quốc mang tiếng vô trách nhiệm hơn; Họ không quan tâm đến liệu học sinh có học được hay không. Các giáo viên cũng được cho là rất thờ ơ. Họ thường giảng dạy không tận tâm và không thèm lo lắng về việc học sinh ngủ hay chơi game trên điện thoại. Kết quả là, 91% học sinh có kết quả kiểm tra toán giống hoặc thấp hơn sau một năm học ở trường nghề cho thấy rằng học sinh tại các trường nghề ở vùng nông thôn chẳng học được gì mấy. Đây là lí do tại sao nhiều học sinh và gia đình Trung Quốc coi việc học trường kỹ thuật là phí thời gian.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh ở Hàn Quốc, tốt nghiệp từ hệ thống trường nghề sẽ nhận được công việc ổn định, lương cao như kỹ thuật viên và kỹ sư. Cao đẳng nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm cho sinh viên bằng cách tạo dựng các mối quan hệ trong cách ngành công nghiệp và các công ty để giúp sinh viên tìm được việc làm.

Kết quả là 57% sinh viên trường nghề ở Hàn có thể tìm được việc thông qua lời giới thiệu từ nhà trường. 17% sinh viên tìm được việc qua đào tạo thực tế, thường được sắp xếp bởi nhà trường. Thêm vào đó, 80% học sinh tìm việc có liên quan đến chuyên ngành của họ ở trường. Trường kỹ thuật ở Trung Quốc không cung cấp hỗ trợ cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hầu hết các sinh viên không được đào tạo bài bản, trong đó 56% học sinh được đào tạo chuyên môn nghề với các vị trí công việc yêu cầu trình độ thấp. Do đó, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp nghề chỉ có thể cạnh tranh vào các công việc kỹ năng thấp cùng với các sinh viên cấp 2, những người không đi học trường trung cấp nghề. Kết quả là, nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 2 không thấy được giá trị của các trường kỹ thuật; họ thường bỏ qua việc học và sớm bắt đầu đi làm ở các lĩnh vực cần ít kỹ năng. 

Sự phát triển gần đây cho thấy các dấu hiệu lẫn lộn  về tương lai của hệ thống đào tạo nghề ở Trung Quốc. Một mặt , chính phủ Trung Quốc đã có giới thiệu vài chính sách để đẩy mạnh nỗ lực đào tạo nghề. Lấy ví dụ, họ cho ra chứng chỉ thông thạo kỹ thuật nhằm lập ra tiêu chuẩn và quản lý việc học kỹ thuật. Chứng chỉ này cho phép các công ty thành lập các trường kỹ thuật riêng của họ để giải quyết vấn đề tuyển dụng. Mặt khác, thiếu sự quản lý hiệu quả có thể dẫn đến nhiều vấn đề thực thi chính sách. Nhà kinh tế học Scott Rozelle thấy ở một tỉnh, gần 20% các trường nghề đăng ký chỉ có trên danh nghĩa; chúng không có cơ sở, giáo viên hay học sinh nào. Những người có mối quan hệ rộng lập chúng ra chỉ để nhận quỹ công và tiền lương.

So sánh với Nam Hàn cho thấy rằng các trường kỹ thuật ở Trung Quốc không thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng của chính phủ. Mù quáng mở rộng hệ thống giáo dục nghề chỉ khiến nhiều học sinh mất cơ hội nhận được giáo dục có chất lượng. Kết quả là nó không chỉ giảm đi tính cạnh tranh giữa các học sinh theo như dự tính của chính phủ Trung Quốc. Sự thiếu hụt nguồn cung chất lượng cho Giáo dục Đại học nghĩa là học sinh phải cạnh tranh cho các suất có giới hạn ở các trường Đại học danh tiếng. Nỗ lực đào tạo nghề nhắm tới việc tạo điều kiện để giảm đi sự cạnh tranh ở kỳ thi cao khảo. Tuy nhiên, do sự kém chất lượng ở các trường kỹ thuật, số lượng nhập học vào các trường trung cấp giảm đi dẫn tới sự căng thẳng để cạnh tranh vào các trường này. Một người mẹ có con đang học cấp 2 ở Bắc kinh nói rằng cô cảm thấy hoảng khi tham gia một hội thảo phụ huynh – học sinh và nhận thấy rằng gần một nửa lớp có 40 học sinh không thể vào trung học. Tại khoảnh khắc đó, cô quyết định sẽ làm mọi cách để coi gái cô không thuộc số 20 “rơi rớt” kia. Vì vậy, chính sách này không hề làm giảm sự cạnh tranh, nó chỉ khiến sự cạnh tranh diễn ra sớm hơn.

Leave a comment