Mỹ giải thích về chính sách cấm công ty nước ngoài hoạt động trong mảng giáo dục đại học

Nguồn: thehighereducation Đăng ngày: March 7, 2023

Biên dịch: Nguyễn Phương Thảo – Biên tập: Họa Mi

Tags: giáo dục đại học, giáo dục Hoa Kỳ, 

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ chia sẻ với tờ THE (The Higher Education) rằng mệnh lệnh mới của Bộ tập trung vào đối tượng là các đại diện tuyển sinh tư nhân và các nhân viên xử lý hỗ trợ tài chính, mặc dù việc phát họa ranh giới rõ ràng vẫn còn khó khăn.

Chính quyền Biden đang có động thái xoa dịu những tin đồn về việc cấm doanh nghiệp tư nước ngoài tham gia vào hệ thống giáo dục đại học của Hoa Kỳ và cho biết dự kiến sẽ tập trung vào những doanh nghiệp liên quan đến tuyển sinh người học và dịch vụ xử lý hỗ trợ  tài chính cho sinh viên.

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, trong khi trả lời các câu hỏi từ THE, cũng phần nào tránh nói thẳng về lệnh đàn áp được ban hành vào tháng trước, nhắm vào một loạt các công ty đang hợp tác với các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả dịch vụ cung cấp khóa học.

“Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là lĩnh vực tuyển sinh và các hoạt động gắn liền với việc quản lý quỹ hỗ trợ sinh viên liên bang, chứ không phải các giải pháp phần mềm được sử dụng rộng rãi,” một phát ngôn viên của Bộ nói với tớ THE.

Hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ chi hàng chục tỷ đô la mỗi năm cho các dịch vụ liên quan đến giảng dạy tư nhân. Và từ lâu, Đảng Dân chủ đã phản đối việc sinh viên có thể bị tổn hại bởi động cơ lợi nhuận của các dịch vụ tư nhân trên. Robert Kelchen, Trưởng khoa Nghiên cứu Chính sách và Lãnh đạo Giáo dục tại Đại học Tennessee-Knoxville, cho biết sắc lệnh mới của chính quyền Biden có phần hơi “phổ quát” đối với các mối quan hệ hợp tác song phương đa dạng như vậy (trường học và các dịch vụ tư nhân). Ông cũng chia sẻ về thắc mắc của bản thân đối với động cơ của sắc lệnh trên khi chính quyền cố tình không nêu rõ ràng ngay từ đầu. 

Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ thường được quy định ở cấp tiểu bang. Nhưng chính phủ liên bang nắm giữ quyền lực đáng kể trong toàn ngành, thông qua việc cung cấp hơn 100 tỷ đô la (80 tỷ bảng Anh) mỗi năm để hỗ trợ sinh viên.

Trong bức thư gửi cộng đồng giáo dục đại học vào tháng trước, Bộ đã trích dẫn một điều khoản trong luật liên bang Quyền số 4 nói về vai trò của công tác hỗ trợ sinh viên. Điều đó đồng nghĩa rằng các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ có nghĩa vụ báo cáo chi tiết về các mối quan quan hệ hợp tác với các công ty bên ngoài và sẽ phải ngừng làm việc với những đơn vị  có chủ nước ngoài.

Sắc lệnh của Bộ đặc biệt lưu ý quan tâm đến các công ty tham gia vào việc “cung cấp nội dung và hướng dẫn giáo dục”, hay còn được biết đến với tên gọi là hoạt động ngoại khóa. Bộ cho rằng, việc nhúng tay vào nội dung trên có liên đới tới hoạt động hỗ trợ sinh viên liên bang.

Trong một giọng điệu nhẹ nhàng hơn, Bộ Giáo dục chia sẻ rằng các cơ sở giáo dục nên chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ với các dịch vụ tư bên ngoài, đặc biệt là vấn đề liên quan tới công nghệ khi mà đa phần phía công ty cung cấp để mặc cho các trường tự vận hành. “Việc cung cấp các dịch vụ hoặc phần mềm máy tính mà nhà cung cấp không có quyền truy cập hoặc kiểm soát các hệ thống được liệt kê trong Quyền số 4 sẽ không được tính là dịch vụ bên thứ ba”

Chính quyền đã hành động sau nhiều ngày nhận phản đối và khiếu nại từ khắp các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ, bao gồm nhiều hiệp hội vận động hành lang cho các trường đại học và cao đẳng lớn nhất toàn quốc. Trong một phản hồi công khai, Bộ Giáo dục đã đồng ý hoãn ngày có hiệu lực của sắc lệnh, dời từ tháng 5 sang tháng 9 cho các tổ chức giáo dục trao đổi với các đối tác tư nhân và chấm dứt các dịch vụ của các công ty nước ngoài này.

Một số chuyên gia giáo dục đại học cho biết mặc dù việc dời thời hạn sắc lệnh sẽ có thể là trở ngại vì khó để rạch ròi trong các mối hợp tác của trường học và các công ty tư nhân. Bởi lẽ, các công ty đó còn có nhiều vai trò phức tạp hơn, vượt ra khỏi quy mô của một loại dịch vụ đơn lẻ như tuyển dụng hoặc giảng dạy.

Ông Charles Rose, đồng chủ tịch thực hành giáo dục tại công ty luật Hogan Marren Babbo & Rose, cho biết vì lý do đó, sự mơ hồ của kế hoạch giám sát rất khó giải quyết trong một thời gian. Bộ Giáo dục nhận ra rằng họ vẫn đang ở giai đoạn đầu của việc cố gắng “xác định bản chất của những mối quan hệ”, ông Rose nói trong một cuộc họp báo vào tuần trước cho đại diện của các công ty.

Dennis Cariello, đồng chủ tịch chính sách giáo dục với ông Rose tại Hogan Marren Babbo & Rose, cho biết Bộ Giáo dục và các trường đại học cũng có thể gặp khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu nước ngoài trong một thế giới hợp đồng thầu phụ và cấu trúc vốn cổ phần phức tạp. Và khi một số mối quan hệ của công ty với các trường đại học phải chấm dứt, Bộ nên nhận ra rằng ngay cả thời hạn tháng 9 cũng có thể không  kịp để kết thúc hợp đồng.

Người phát ngôn của Bộ Giáo dục lưu ý rằng lệnh yêu cầu thông tin về các công ty bên ngoài và cấm các đơn vị có chủ sở hữu ngoại quốc, trong một số trường hợp không phải là mới, mà thay vào đó phản ánh các yêu cầu đã tồn tại trong luật từ năm 2016 với rất ít hiệu lực thi hành.

Leave a comment