Tăng tính hiệu quả cho phương pháp và chi phí để cải thiện các quyết định trong giáo dục 

Nguồn: Brookings Đăng ngày: 23/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Phương Thảo – Biên tập: Họa Mi

Mặc dù số người tiếp cận giáo dục ngày càng tăng, nhưng hiện tại chúng ta phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng học tập toàn cầu. Năm 2019, ước tính  có hơn một nửa số trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMICs) không thể đọc và hiểu một văn bản đơn giản trước 10 tuổi. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng này, vì việc đóng cửa trường học đã khiến gần 70 phần trăm trẻ em ở các nước LMICs gặp phải tình trạng này.   Nhằm giúp kêu gọi đóng góp quỹ hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng học tập, các nhà tài trợ yêu cầu phải có các thông tin rõ ràng về chi phí và hiệu quả của các can thiệp giáo dục để từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Nguồn: Brookings

Mặc dù gần đây người ta ngày càng chú ý đến việc đo lường và đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp, nhưng có rất ít dữ liệu chi phí chất lượng cao cũng như mối tương quan với tính hiệu quả vẫn còn rất thấp. Trong một thế giới hạn chế về nguồn lực, việc không có được cái nhìn toàn cảnh khiến các nhà tài trợ, nhà hoạch định chính sách và tổ chức giáo dục khó có thể đưa ra một quyết định đầu tư sáng suốt. Ví dụ, nếu có thông tin về hiệu quả chi phí, các nhà tài trợ có thể coi công cụ can thiệp kém hiệu quả hơn một chút là một khoản đầu tư tốt khi nó rẻ hơn và  do đó giúp nhiều sinh viên được hưởng lợi. Đối với những người thực hiện chương trình, việc hiểu được hiệu quả chi phí trong các biện pháp can thiệp khác nhau có thể giúp họ nhân đôi những biện pháp mang lại giá trị lớn nhất và loại bỏ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên mà lại tạo ra ít khác biệt trong kết quả của học sinh. Hơn nữa, sự hiểu biết về tính hiệu quả chi phí của các biện pháp can thiệp sẽ cung cấp một mục tiêu cho những người thực hiện khi họ thiết kế các chương trình và để các nhà tài trợ tham khảo khi họ đặt ngân sách và kỳ vọng vào những người nhận tài trợ của họ.

Với gánh nặng kép của cuộc khủng hoảng học tập và ngân sách hạn chế của chính phủ và nhà tài trợ, chi tiêu phải được định hướng theo hướng đầu tư thông minh. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phải có dữ liệu chất lượng và bằng chứng về hiệu quả chi phí.

Chúng tôi, Trung tâm Giáo dục Toàn cầu (CUE) tại Brookings và Dalberg, đã làm việc độc lập để cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên nhằm đóng góp vào cơ sở tri thức toàn cầu về chi phí và hiệu quả cũng như sự kết hợp của cả hai. Trung tâm Giáo dục Toàn cầu CUE, một phần của dự án lớn hơn tập trung vào việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để đạt được kết quả học tập trong giáo dục và phát triển trẻ thơ (ECD), đã khởi xướng nghiên cứu về chi phí và dữ liệu chi phí vào năm 2014. Công ty tư vấn chiến lược và chính sách Dalberg Advisors, hợp tác với Quỹ tín thác Anh-Á British Asian Trust, UBS Optimus Foundation và Văn phòng Đối ngoại và Phát triển Khối thịnh vượng chung (FCDO), gần đây đã đánh giá hiệu quả chi phí của các biện pháp can thiệp giáo dục tại các trường công lập ở Ấn Độ và phân tích cơ chế tài chính dựa trên kết quả và COVID-19 có thể thay đổi chúng như thế nào.

CHI PHÍ

Tại CUE, nỗ lực này có hai hướng: Trung tâm sẽ đồng lãnh đạo với Mạng lưới phát triển trẻ thơ ECD Hành động (ECDAN) – nhóm làm việc về chi phí và Hiệp hội Chi phí Giáo dục và ECD Toàn cầu (GEECC), hướng đến nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên và dữ liệu chi phí. Ngoài ra, CUE đang trong quá trình hoàn thiện Công cụ tính chi phí cho trẻ em (C3), nhằm các hoạt động phân tích chi phí, thường được gọi đơn giản là “chi phí” của ECD và các can thiệp và chương trình giáo dục cơ bản. C3 là một công cụ tính chi phí trực tuyến sắp ra mắt. Công cụ này cho phép người dùng nhập dữ liệu chi phí vào biểu mẫu khảo sát có hướng dẫn để từ đó cung cấp hàng loạt các tính toán, ước tính hoặc chi phí mô phỏng. Công cụ này dựa trên Công cụ tính chi phí ECD được chuẩn hóa (SECT), được CUE phát triển trước đó với mục đích cung cấp tính nhất quán về phương pháp luận để tính chi phí cho toàn bộ phạm vi can thiệp của ECD và tạo dữ liệu chi phí cho các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, người thực hiện chương trình và nhà nghiên cứu để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả.

Công cụ C3 sẽ giúp trả lời các câu hỏi như sau: 

  • Những nguồn lực nào là cần thiết để thực hiện một công cụ can thiệp?
  • Dự án có khả thi trong nguồn ngân sách hạn chế không? 
  • Hậu quả cho một thay đổi của chương trình là gì, chẳng hạn phân lượng cụ thể ra sao?
  • Chi phí mở rộng quy mô của một chương trình hoặc một công cụ can thiệp là bao nhiêu?
  • Chi phí can thiệp A so với chi phí can thiệp B như thế nào?
  • Các yếu tố thúc đẩy chi phí của sự can thiệp này là gì?
  • Chi phí cho mỗi người thụ hưởng của một can thiệp hoặc chương trình là gì?
  • Chi phí được phân bổ như thế nào giữa các loại chi phí cho công cụ can thiệp hoặc chương trình như thế nào?
  • Chi phí được phân bổ như thế nào giữa các phân loại tài nguyên cho công cụ can thiệp hoặc chương trình ra sao?
  • Công cụ C3 sẽ giúp chi phí dữ liệu như thế nào?

Công cụ này bao gồm một số phân loại chi phí khác nhau, chẳng hạn như: loại chi phí, loại tài nguyên, đầu tư so với chi phí thường xuyên và chi phí tài nguyên quy ước (quyên góp). Nó cũng bao gồm các chức năng như chuyển đổi tiền tệ và khấu hao. Dữ liệu được thu thập thông qua các bài tập tính chi phí C3 sẽ có sẵn trong Cost Data Explorer, một cơ sở dữ liệu tương tác có sẵn trên trang web nơi chứa công cụ này. Điều này sẽ cho phép các nhà tài trợ, người thực hiện và nhà hoạch định chính sách khám phá phạm vi chi phí theo loại chương trình và bối cảnh tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định của họ. Trong quý đầu tiên của năm 2022, CUE sẽ thử nghiệm C3 ở một số quốc gia và có kế hoạch ra mắt nó vào quý hai. 

HIỆU QUẢ CHI PHÍ

Nghiên cứu hiệu quả về chi phí ở Ấn Độ của Dalberg và các đối tác là điểm khởi đầu trong việc bổ sung những lỗ hổng kiến thức quan trọng xung quanh các cách hiệu quả để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Nó chỉ ra chi tiết chi phí trên mỗi kết quả học tập cho các can thiệp giáo dục ở Ấn Độ hiệu quả tới đâu và chỉ ra đầu tư vào cái gì và với số tiền bao nhiêu. Động lực cho nghiên cứu là sự sẵn có của dữ liệu về chi phí và hiệu quả từ Trái phiếu Tác động Phát triển Giáo dục Chất lượng của Ấn Độ (QEI DIB). Khi các khoản thanh toán gắn liền với kết quả, trái phiếu tác động sẽ tạo ra một số dữ liệu hiệu quả và chi phí thuần túy nhất trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những mục tiêu của QEI DIB là đo lường dữ liệu đó trên một loạt các mô hình phân phối giáo dục để thông báo việc phân bổ nguồn tài trợ trong tương lai cho ngành giáo dục Ấn Độ. Nghiên cứu này đã bổ sung dữ liệu can thiệp QEI DIB với dẫn chứng chất lượng của khoảng 20 chương trình bổ sung.

Nghiên cứu cho thấy chi phí cho mỗi học sinh rơi vào khoảng 13-40  dollar (khoảng 5-15% chi tiêu hàng năm của mỗi học sinh) cho các can thiệp trực tiếp chất lượng cao tại các trường công lập ở Ấn Độ để mang lại một năm học bổ sung vượt qua mức trung bình của một học sinh. Các biện pháp khắc phục hậu quả và giảng dạy ở mức độ phù hợp (TaRL) là một trong những biện pháp hiệu quả nhất về chi phí có thể dễ dàng áp dụng, trong khi công nghệ giáo dục có thể phát huy tác dụng khi được kết hợp với cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phù hợp. Một phát hiện quan trọng khác là các can thiệp của QEI đã chứng kiến kết quả tăng 50% khi so sánh với các chương trình được tài trợ tương tự, mặc dù chi phí không cao hơn. Kết quả này đã chỉ ra tiềm năng lớn của cơ chế tài chính dựa vào kết quả để cải thiện sự hiệu quả chi phí thông qua sự minh bạch và trách nhiệm.

Mặc dù đây là điểm khởi đầu tốt, nhưng nghiên cứu chỉ có thể đánh giá sáu loại can thiệp vì dữ liệu về chi phí và hiệu quả của các can thiệp khác còn hạn chế. Nó cũng để lại một số câu hỏi quan trọng chưa được trả lời, chẳng hạn như hiệu quả chi phí của các biện pháp can thiệp khác nhau như thế nào giữa các khác biệt chính về nhân khẩu học và bối cảnh (ví dụ: giới tính, trường học ở nông thôn so với thành thị và các bang có năng lực cao so với các bang có năng lực thấp). Các công cụ như C3 của CUE có thể cực kỳ hữu ích để thu thập dữ liệu chi phí tốt hơn cùng với dữ liệu hiệu quả.

MỘT TƯƠNG LAI CÓ THỂ ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ

Với gánh nặng kép của cuộc khủng hoảng học tập và ngân sách hạn chế của chính phủ và nhà tài trợ, chi tiêu phải được định hướng theo hướng đầu tư thông minh. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phải có dữ liệu chất lượng về chi phí và bằng chứng về hiệu quả chi phí. Hơn nữa, khi các nhà tài trợ ngày càng ràng buộc việc tài trợ với kết quả bằng việc thông qua tài trợ dựa trên kết quả truyền thống hoặc trái phiếu tác động và quỹ kết quả, cũng như sự tăng lên nhu cầu định giá kết quả chính xác hơn. Ví dụ, chúng ta đang chứng kiến điều này với sự thành lập Quỹ Kết quả Giáo dục – quỹ triển khai các dự án ở Ghana và Sierra Leone, và Quỹ Kết quả Trở lại Trường học sắp ra mắt ở Ấn Độ. Nếu định giá quá thấp, các sáng kiến này có thể không thu hút đủ đối tác triển khai tham gia, trong khi nếu định giá quá cao, chúng sẽ không mang lại đủ giá trị cho các nhà tài trợ. Các tiêu chuẩn về hiệu quả chi phí giúp thiết lập các mức định giá thông minh và cuối cùng khuyến khích sự đổi mới bằng cách hỗ trợ những người triển khai đạt được kết quả trong phạm vi các mức giá đã đặt này.

*Lưu ý: Điều này không có nghĩa là ngân sách chương trình sẽ bị giảm trong tương lai. Có một số chi phí cố định cho mỗi đứa trẻ—ngay cả khi có thể kỳ vọng nhiều kết quả hơn cho mỗi đứa trẻ, chi phí có thể không giảm được.

Leave a comment