Một lợi thế tuyển sinh khác cho người giàu: Chỉ cần đóng đủ tiền

Biên dịch: Công Tịnh – Biên tập: Merry Lê

Nguồn: nytimes.com bởi: Ron Lieber, ngày: 15/3/2019

Trong tuần này, chúng ta biết thêm những lợi thế mà những người giàu có được trong quá trình tuyển sinh đại học.

Nguồn: Lieber, Ron. 2019. “Another Admissions Advantage for the Affluent: Just Pay Full Price.” The New York Times, March 21.

Một số ít người trong 1% dân số luôn có khả năng mua cả tòa nhà cho một trường học và cùng với đó là một chỗ cho con cái của họ. Và bây giờ chúng ta biết rằng một số người còn ở các bậc thấp hơn trong 1% có thể sẵn sàng vi phạm một hoặc hai quy định bằng cách hối lộ một khoảng kha khá cho huấn luyện viên hoặc giám thị bài kiểm tra.

Nhưng có một lợi thế tuyển sinh khác không dễ gì thấy được tại nhiều trường cao đẳng và đại học tư thục danh tiếng; nó mở ra ngay cả với những người chỉ thuộc tầng lớp trung lưu thượng lưu. Bạn có thể nghiêng cán cân có lợi cho mình nếu bạn có thể trả học phí, tiền ăn ở – lên tới 300.000 đô la hoặc hơn trong bốn năm – mà không cần hỗ trợ tài chính.

Các trường học không tiết lộ nhiều về điều này. Nhìn qua thì nó không hề tốt đẹp gì và việc phổ biến nó có nguy cơ khiến những ứng viên có thu nhập thấp sợ hãi nộp đơn.

Tuy nhiên, những cố vấn hướng dẫn đầy kinh nghiệm và các chuyên gia tư vấn cá nhân biết rõ về ưu điểm này; nó xuất hiện tại hầu hết các trường tư thục trên cả nước, bao gồm cả các cơ sở giáo dục có tỉ lệ chấp nhận thấp. Trong số các trường có chính sách như vậy bao gồm: American University, Bates, Boston University, Brandeis, Carleton, Case Western, Colgate, Colorado College, George Washington, Haverford, Macalester, Mount Holyoke, Northeastern, Oberlin, Pitzer, Reed, Skidmore, Smith, Tufts, Wesleyan và Washington University.

Các trường học này – cùng với rất nhiều trường khác – có điểm chung gì? đó là tất cả đều sử dụng hình thức tuyển sinh “nhận thức về nhu cầu” (“need-aware”) hoặc “nhạy cảm về nhu cầu”  (“need-sensitive”).(*) –

(*) Giải thích rõ hơn là: khả năng chi trả học phí mà không cần viện trợ, được tính vào quyết định có nên tuyển ứng viên hay không. Theo giả thuyết, nếu một trường học đang cố gắng quyết định giữa hai sinh viên, họ có thể chọn người yêu cầu ít hơn hoặc không cần hỗ trợ tài chính vì điều đó có lợi về tài chính hơn đối với họ. Chi phí gia tăng và ngân sách giảm đã buộc nhiều trường cao đẳng phải tính đến nhu cầu tài chính.

(Bạn có thể đã nghe nói về Need-Blind Admissions, trong đó các trường chấp nhận bạn bất kể bạn có nộp đơn xin hỗ trợ tài chính hay không. Nhiều trường có nguồn tài trợ lớn nhất thực hiện điều này và sẽ đáp ứng rất nhiều tiền học bổng với bất kỳ nhu cầu tài chính nào mà bạn chứng minh. Những người khác có thể bảo bạn vay một đống tiền.)

Các trường need-aware không có ngân sách viện trợ vô hạn và thường không muốn các gia đình quá tải với nợ nần. Vì vậy, đôi khi họ cân nhắc nhu cầu tài chính khi quyết định có nhận học sinh hay không — mặc dù họ thường sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên nếu được nhận. Nó giống như một vấn đề SAT logic phức tạp trong thế giới thực: Bạn có thể nhận trợ giúp nếu được nhận, nhưng bạn có thể không được nhận nếu cần trợ giúp.

Bất kỳ quan điểm nào cho rằngcác gia đình giàu có hơn có thể có lợi thế hơn đều khiến các nhà quản lý lo lắng. Paul Thiboutot, phó chủ tịch kiêm trưởng ban tuyển sinh và hỗ trợ tài chính của Carleton, nói trong một ấn phẩm nội bộ rằng ông đã khóc khi trường thay đổi quá trình tuyển sinh từ need-blind sang need-aware vào năm 1993, mặc dù ông tin rằng đó là quyết định đúng đắn.

Nhiều trường không đề cập đến tình trạng “need-aware” của họ ở bất kỳ nơi nào trên website của trường, mặc dù đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà nhiều gia đình sẽ đặt ra. Ví dụ, trên trang web chính thức, Batesgọi mình là “Need-Aware” trên mục dành cho sinh viên quốc tế (link), nhưng các mục giải đáp các câu hỏi thường gặp tvề hỗ trợ tài chính (link) và tuyển sinh (link) không đề cập đến việc trường có áp dụng “need-aware” cho các ứng viên trong nước hay không. Tôi đã hỏi đi hỏi lại nhà trường nhưng không nhận được câu trả lời nào.

Một ngoại lệ đáng chú ý là Oberlin, nơi một bài đăng trên trang blog 7 năm tuổi của một nhân viên tuyển sinh tên là Elizabeth Myers Houston mang đến một cái nhìn hiếm hoi về khía cạnh need-aware.

Cô ấy viết: “Chúng tôi chấp nhận một số sinh viên có mức đầu vào chấp nhận được chỉ vì họ có thể đóng góp vào chi phí giáo dục của Oberlin. Mặt khác, mỗi năm chúng tôi đưa vào danh sách chờ hoặc từ chối một số sinh viên có trình độ tốt và hấp dẫn vì nhu cầu tài chính của họ ở mức cao”.

Và sau đó, một chút bóng gió về các đồng nghiệp của Oberlin: “Giống như chúng tôi, mặc dù hầu hết các trường đều làm điều này nhưng phần lớn các đại diện trường đại học sẽ tránh nói về nó như tránh dịch. Nhưng chúng tôi biết. Các cố vấn hướng dẫn ở trường trung học cũng biết, và đôi khi họ thậm chí sẽ đề cập đến điều đó khi nói chuyện với chúng tôi về học sinh của họ. Trên tinh thần công bằng và chia sẻ thông tin bình đẳng, tôi muốn đảm bảo rằng bạn cũng biết.”

Cô Houston không bị sa thải vì sự thẳng thắn của mình. Trên thực tế, cô ấy hiện là phó giám đốc tuyển sinh của Oberlin. Tôi hy vọng có thể gọi điện cho cô ấy để nói thật hơn nữa nhưng tuần này cô ấy chỉ có thời gian cho email.

Cô Houston cho biết: “Thật khó để tham gia vào hội đồng tuyển sinh và phải đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu tài chính”. Cô ấy nói rằng mình là người nhận Pell Grant, tức là nhờ vào gói hỗ trợ tài chính hào phóng này mà cô ấy có thể theo học tại Oberlin. “Khi tôi tham gia vào một ủy ban tuyển sinh và đưa ra quyết định không chấp nhận một ứng viên không đủ tiêu chuẩn do vấn đề tài chính, tôi sẽ tự nhủ, ‘Có thể đó là tôi’.”

Cô Houston cho biết cô đã bình tâm làm như vậy, một phần vì việc theo dõi cẩn thận ngân sách cho phép Oberlin trở thành một trong những trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính cho tất cả những cá nhân được trường tiếp nhận.

Vậy thì những ứng viên có khả năng tài chính được nhận vào trường có ảnh hưởng đến tỉ lệ khả năng chấp nhận của trường hay không? Khác biệt đó có ý nghĩa thế nào? Giá như chúng ta biết. Không phải mọi trường đều theo dõi kỹ lưỡng và những trường có làm cũng không có nghĩa vụ phải cho chúng ta biết.

Không có gì xấu hổ khi tận dụng lợi thế này. Và các trường need-aware không nhất thiết sẽ trở nên kém đa dạng hơn. Macalester đã công bố một số dữ liệu cho thấy phân loại sinh viên theo nhân khẩu học của họ không thay đổi nhiều khi chuyển từ tuyển sinh need-blind sang need-aware.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc một trường học có quyết định sử dụng doanh thu gia tăng có được từ các gia đình có khả năng tài chính để trang trải các khoản trợ cấp cho những gia đình khó khăn hơn hay thay vào đó là mua đồ ăn xịn ở căng tin. Bất kỳ gia đình nào lo lắng về việc liệu các trường need-aware có vấn đề về sự đa dạng hay không thì chỉ cần hỏi. Ta có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet dữ liệu nhân khẩu học được báo cáo trong biểu mẫu tập dữ liệu chung của mỗi trường.

Bạn cũng có thể hỏi cụ thể về tỷ lệ phần trăm sinh viên đại học đang nhận Pell Grant và yêu cầu dữ liệu cụ thể về các cam kết đối với sinh viên dân tộc thiểu số và thu nhập thấp. Số lượng sinh viên có độ nhận diện thấp trong xã hội đã tăng lên trong hai năm kể từ khi trường Case Western chuyển sang chính sách need-aware.

Tuy nhiên, bất kỳ cuộc thảo luận nào về các trường (need-aware) đều trở nên bế tắc khi đề cập đến hỗ trợ theo xứng đáng (merit aid). Đó là việc hỗ trợ tài chính giúp giảm học phí mà – không liên quan đến khả năng chi trả của một gia đình. Và do đó, nó về cơ bản thay đổi định nghĩa về một gia đình có khả năng chi trả đầy đủ.

Tại các trường có tỉ lệ chấp nhận thấp cung cấp merit aid, chỉ có một số ít học sinh nhận được merit aid. Những trường đó thường cố gắng thu hút những ứng viên giỏi nhất từ các trường thậm chí còn chọn lọc hơn.

Tại các trường có tỉ lệ chấp nhận cao hơn với giá niêm yết có thể bắt đầu thấp hơn nhiều so với mức học phí hàng năm ở mức 75.000 đô la của các trường đắt đỏ nhất, hầu hết mọi người đều có thể nhận được merit aid. Hy vọng là những gia đình giàu có hơn sẽ cảm thấy tuyệt vời khi được giảm giá 20.000 đô la trong khi trường giữ được một sinh viên vẫn trả nhiều tiền hơn hầu hết những sinh viên khác.

Những sinh viên khá giả đó rất hấp dẫn — và các trường học rất quyết liệt nhắm tới họ, sử dụng các công ty tư vấn để che đậy mã ZIP của những người có thu nhập cao hơn bằng tài liệu tiếp thị.

Tôi vui vẻ né tránh (tạm thời) câu hỏi liệu có bất kỳ tổ chức đại học nào mà tôi đã nêu tên ở trên xứng đáng với giá 300.000 đô la hoặc tốt hơn 200.000 đô la so với trường đại học đứng đầu của tiểu bang của bạn hay không. Tuy nhiên, để khẳng định điều hiển nhiên nhưng dường như không còn nữa: Chọn và trả tiền cho một trường học chỉ dựa trên uy tín là một cách khá tốt để tăng khả năng bạn có bốn năm tồi tệ — hoặc có thể hơn bốn năm, nếu bạn ghét trường và bỏ học, bỏ học hoặc chuyển trường.

Vậy bạn nên làm gì với thông tin này? Nếu bạn giàu có và đã hoặc đang chuẩn bị có con, hãy tiết kiệm nhiều nhất có thể với hy vọng rằng tiền không phải là vấn đề khi con bạn học đại học. Về phía ông bà: Hãy giúp đỡ ngay bây giờ nếu có thể, với tài khoản tiết kiệm đại học 529. (Kế hoạch tiết kiệm đại học 529 là một kế hoạch đầu tư do tiểu bang tài trợ, cho phép bạn tiết kiệm tiền cho một người thụ hưởng để thanh toán chi phí giáo dục. Bạn có thể rút tiền miễn thuế để trang trải hầu hết mọi loại chi phí đại học. Các kế hoạch 529 có thể mang lại lợi ích cho tiểu bang hoặc thuế liên bang.)

Và nếu bạn là học sinh trung học đủ may mắn để trúng xổ số lọt vào nhóm nhân khẩu học này và do đó tỷ lệ trúng tuyển của bạn được cải thiện, hãy ghi nhớ điều này: Bạn có thể đã đạt được thứ hạng và điểm số để đưa bạn vào cuộc đua, nhưng bạn cũng người thụ hưởng của đặc quyền kinh tế to lớn mà bạn không tự thân làm ra.

Chắc chắn hãy tiếp tục và sử dụng nó. Nhưng làm ơn, hãy đáp đền tiếp nối hoặc hậu nối cho những người có ít hơn bạn, bất cứ khi nào bạn có thể.

Leave a comment