Tương lai của hội thảo học thuật

Biên dịch: Nguyễn Kiều Phương Trinh - Biên tập: Yên Du Nguồn: INSIDE HIGHER ED, ngày đăng: 13/9/2021 https://open.spotify.com/episode/7Dvt36TdZwRL1r5o3IWEXL?si=fb3a92911c644875 Khi qua đỉnh điểm của đại dịch, một vài hiệp hội học thuật đã dần chuyển sang hình thức gặp gỡ trực tuyến trong khi một số khác vẫn lên kế hoạch gặp gỡ trực tiếp … Continue reading Tương lai của hội thảo học thuật

Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Khó khăn, căng thẳng và hỗ trợ

Dù rằng đại dịch đã gây ra gánh nặng nghiêm trọng cho sinh viên, đến mức một số người có thể đã bị nhấn chìm trong bóng tối suốt thời gian đó, thì thời điểm hiện tại được đánh giá là giai đoạn khởi sắc cho sức khỏe tinh thần của chính họ.

Các trường đại học đang cắn răng cam chịu trước biến đổi khí hậu

Iowa được xem là tiểu bang dao động (nd: tiểu bang có tỷ lệ ủng hộ 2 đảng sít sao) tại Mỹ, nhưng thành phố Iowa, nơi có trường đại học công lập hàng đầu của bang lại nổi tiếng ủng hộ Đảng dân chủ. Theo R. Tyler Priest, giáo sư lịch sử của trường đại học Iowa (UI) cho hay :”Chúng ta được xem như một hòn đảo của chủ nghĩa xã hội trong bang Iowa.” Sự nổi tiếng này khiến cho trường này thường mâu thuẫn với chính quyền thành phố Des Moines sau khi Đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Hạ Viện, Thượng Viện và quyền thống đốc vào năm 2016, lần đầu tiên kể từ năm 1998.  Trong những tuần gần đây (nd: vào năm 2019), nhiều sự tranh luận diễn ra tại các trường đại học, sau khi ban quản trị nhà trường bác bỏ thông báo của một giáo sư về chuyến viếng thăm của Greta Thunberg, một nhà hoạt động xã hội người Thụy Điển 16 tuổi , người đã truyền cảm hứng cho nhiều học sinh trên thế giới biểu tình chống biến đổi khí hậu.

Phá vỡ rào cản của thời gian và không gian

Một tạo tác ở các nền văn hóa nông nghiệp đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ trong hệ thống trường học là sự ràng buộc cứng nhắc bởi những học kỳ, những quý và những thời khóa biểu. Tương tự, chúng ta bị “giới hạn” bởi những quy định của các quốc gia, cơ sở và những hạn chế khác tại khu vực.

Thư giới thiệu có phải là một hình thức phân biệt đối xử?

Nguồn: Inside Higher Ed, ngày đăng: 22/02/2022 Biên dịch: Lê Thị Thu Uyên  –  Biên tập: Nguyên Lê https://open.spotify.com/episode/50w5rEMrwBg4N1oVKnCHz3 Hầu hết các trường đại học đều yêu cầu thư giới thiệu trong hồ sơ nhập học, nhưng một số người cho rằng những bức thư này thiên vị ứng viên da trắng và ứng viên … Continue reading Thư giới thiệu có phải là một hình thức phân biệt đối xử?

Chiến sự tại Ukraine làm gián đoạn việc học của sinh viên y khoa Ấn Độ

Vì thiếu nguồn lực và không gian dành cho các trường y mà nhiều năm nay, Ấn Độ phải dựa vào Ukraine để sinh viên có thu nhập thấp có thể tiếp cận được với ngành y. Cuộc tản cư chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine của các sinh viên Ấn Độ đã phơi bày những vấn đề dai dẳng đeo bám hệ thống giáo dục y tế của Ấn Độ.

Ảnh hưởng của sự giàu có đến việc học và tốt nghiệp đại học

Chính phủ liên bang đã công bố một loạt các dữ liệu cập nhật về giáo dục sau trung học, bao gồm các thước đo rộng hơn về việc hoàn thành đại học và một số chỉ số cho thấy mức độ giàu có của gia đình đóng góp vào tỷ lệ đăng ký và tốt nghiệp của sinh viên đại học.

Hướng tới Trí tuệ nhân tạo có Đạo đức và Bình đẳng trong Giáo dục Đại học

Mặc dù không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng những tiến bộ gần đây trong phương pháp luận trí tuệ nhân tạo (AI) như học máy có thể giúp giảm bớt một số sự phức tạp mà sinh viên và các cơ sở giáo dục đại học phải đối mặt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách nên tiến hành một cách thận trọng và có thái độ hoài nghi cần thiết để đảm bảo rằng các công nghệ này được thiết kế và được ứng dụng một cách có đạo đức và công bằng.

Nơi tự do học thuật bắt đầu

Quyền đưa ra những đánh giá chuyên môn độc lập là một phần lớn của quyền tự chủ mà xã hội trao cho các chuyên gia để đổi lấy sự cống hiến của họ cho sự tốt đẹp chung của toàn xã hội. Khi nhìn nhận từ góc độ này, quyền tự do học thuật trở thành một lý tưởng đáng để phấn đấu, bảo vệ và tôn trọng.