Giảng dạy triết học và giảng dạy để suy ngẫm triết học – Phần 2

Bản chất đối thoại của triết học bắt nguồn từ một thực tế đơn giản, như nhà triết học Tây Ban Nha Fernando Savater giải thích, rằng “triết học không xảy ra như một sự mặc khải của người biết mọi thứ dành cho người không biết gì”. Ngược lại, theo Savater, triết học xảy ra một cách lý tưởng là khi hai hoặc nhiều người coi mình ngang hàng, “trở thành những người đồng hành trong việc ủng hộ sức mạnh của lí lẽ cũng như trong việc bác bỏ lý lẽ biện minh cho vũ lực” (Những câu hỏi của cuộc sống).

Giảng dạy triết học và giảng dạy để suy ngẫm triết học – Phần 1

Sự chuyên nghiệp hóa ngày càng cao của triết học đã gây ra ít nhất hai hậu quả đáng tiếc. Thứ nhất, là khi triết học phát triển tách biệt với xã hội thì mối quan tâm của các triết gia (và các ấn phẩm của họ) ngày càng trở nên trừu tượng và ít được áp dụng vào các vấn đề thực tế của đại chúng và xã hội thông thường. Thứ hai, là khi xã hội tách rời triết học thì nó trở nên ít triết lý hơn, thúc đẩy một thái độ mà Martha Nussbaum gọi là 'chống đối triết học' (philosophical recalcitrance). Thái độ này ủng hộ những câu trả lời đơn giản cho các vấn đề thực tế của cuộc sống.

Thuyết học tập nhận thức (cognitive learning) là gì?

Mặc dù  tâm lý học và các thí nghiệm có thể cho ta cảm giác rằng chúng phải được quy định chặt chẽ và khó mà thực hiện, thuyết học tập nhận thức và việc học thực tế diễn ra trên lớp lại song hành với nhau. Những phát hiện mà nhà tâm lý học thực hiện trong các thí nghiệm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo viên có thể hỗ trợ việc học của học sinh như thế nào.

Định lượng – một hành trình mong mỏi của loài người

Hãy tưởng tượng về một người tù sau những chấn song, đang gợi tả từng ngày thiên thu của mình bằng những vết gạch lên tường. Tập hợp của bốn đường thẳng và một đường chéo này có một lịch sử lâu đời. Chúng được phát hiện lần đầu từ xương của một con chó sói từ 30.000 năm trước, được khai quật tại địa phận của Cộng hòa Séc hiện nay. Chúng ta sẽ chẳng thể biết được những vết gạch này đánh dấu điều gì. Song đây hẳn là một minh chứng xa xưa về một tạo tác từ tự nhiên, được trừu tượng hóa bằng kinh nghiệm của loài người, thể hiện ý nghĩa và ý định kiểm đếm. Nói cách khác, nó là một phương pháp định lượng.

Triết lý giáo dục

Dù có nhiều khác biệt về quan điểm triết học, trình độ cũng như có các mối quan tâm khác nhau, nhưng các triết gia đều lấy mục tiêu cơ bản của giáo dục là nuôi dưỡng tính duy lý (xem lý lẽ). Chưa có mục tiêu nào khác của giáo dục lại được sự tán thành tích cực của nhiều triết gia lớn như thế. Dẫu vậy thì mục tiêu này ngày càng được xem xét kỹ lưỡng trong những thập kỷ gần đây.

Giáo dục đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ ở Gaza như thế nào? 

“Phụ nữ ở Gaza đang bị bỏ lại phía sau. Theo truyền thống, phụ nữ không bao giờ thách thức cha mẹ, cộng đồng và các chuẩn mực văn hóa phổ biến trong xã hội Palestine. Cuộc sống của bạn sau trường học luôn đã được định sẵn.  Abeer Al Yazji nói, “Những gia đình có nguồn lực hạn chế luôn chọn cho con trai tiếp tục theo học đại học thay vì con gái. Giáo dục đại học vẫn là phương thức duy nhất giúp phụ nữ ở Gaza thay đổi cuộc đời.”

“Émile” và di sản giáo dục của Rousseau (P3) 

Triết lý về phát triển và nuôi dưỡng tự nhiên của Rousseau dễ nhận thấy rõ nhất ở những lý thuyết và thực hành giáo dục cấp tiến, lấy trẻ làm trung tâm và mang tính nhân văn. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều nhà hành vi học, tâm lý học cá nhân (Adlerians), và nhà thiết kế giảng dạy cũng đã hồi đáp lại lập trường của Rousseau rằng trẻ em cần được tự do trải nghiệm trực tiếp các nhu cầu thiết yếu và kết quả tự nhiên liên quan đến hành động của chúng, và cũng đã vui vẻ chấp nhận vai trò của một “gia sư sắp đặt” tiêu biểu cho lý tưởng giáo dục của Rousseau.

“Émile” và di sản giáo dục của Rousseau (P2) 

Dù cho có sức nặng đến đâu về triết lý đạo đức hay chính trị, dù cho phản ánh những tư tưởng của Rousseau nhiều đến mức nào, tác phẩm đơn giản là quá khác lạ, quá độc đáo ở nhiều chương hồi, để làm chỉ dấu khả thi như một hướng dẫn. Dù vậy, chủ đề và những ý tưởng chính của nó, đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến những lý thuyết và thực hành giáo dục sau này.

Thuyết học tập hành vi là gì?

Chủ nghĩa hành vi hay thuyết học tập hành vi (thuyết hành vi) là một khái niệm phổ biến mà tập trung vào cách học sinh học. Chủ nghĩa hành vi tập trung vào ý tưởng cho rằng các hành vi sẽ được học thông qua sự tương tác với môi trường xung quanh, và các yếu tố bẩm sinh hay di truyền có ảnh hưởng rất ít đến hành vi.